Thời gian gần đây, chúng ta nhiều lần nghe nhắc đến các cụm từ
“thông tin xấu độc, thù địch”, “thông tin sai trái”… nhưng không phải lúc nào
cũng dễ dàng nhận ra nó. Bởi bên cạnh những thông tin có chứa đựng các yếu tố
dung tục, có ngôn từ kích động, lời lẽ hằn học… vốn có thể nhận ra ngay dụng ý
xấu của người đăng, phát thì nhiều trường hợp khác, thông tin được ẩn dưới
nhiều lớp vỏ, có thể làm người tiếp nhận mơ hồ, nghi ngờ hoặc có khi còn không
nhận thấy ý đồ của người phát. Do đó, một số gợi ý dưới đây về dấu hiệu của
loại thông tin này có thể giúp ích cho người đọc.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, có thể hiểu về thông tin sai trái, xấu độc, thù địch là những thông tin:
Thứ nhất, chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. Chẳng hạn, các kêu gọi “sẵn sàng chiến tranh để bảo vệ biên giới, lãnh thổ…” thoạt nghe tưởng như đậm tính yêu nước nhưng kỳ thực đây là loại thông tin kích động, tuyên truyền chiến tranh, gây hận thù, mâu thuẫn giữa Việt Nam với một số quốc gia, dân tộc khác. Bởi hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việc kêu gọi sẵn sàng chiến tranh rõ ràng đi ngược lại với chủ trương của Đảng và có thể mắc bẫy của các thế lực xấu.
Thứ hai, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Có một số tài liệu viết về các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối, trong đó lồng vào những nội dung xuyên tạc về đời tư của các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt liên quan đến đời sống riêng tư, vấn đề quan hệ nam nữ… không được kiểm chứng, theo kiểu “nghe đồn”, “nghe kể” nhưng người kể không thể xác thực, để từ đó làm dung tục hóa, tầm thường hóa các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trên thực tế, rất nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng ta là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, cả trong công tác lãnh đạo cũng như đời sống cá nhân.
Thứ ba, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định. Một số trang web, mạng xã hội úp mở đưa những thông tin tự cho là “nội bộ”, “tuyệt mật”, “tối mật”…, trong đó dẫn từ các nguồn không được kiểm chứng hoặc sao chụp từ các văn bản mật có thật nhưng không rõ bằng cách nào đó đã được đưa lên mạng. Việc làm này có thể tiết lộ các bí mật trái với quy định của pháp luật. Do vậy, người tiếp nhận cần phải thận trọng, tránh làm lan truyền các thông tin đó.
Thứ tư, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Nhiều trang mạng xã hội đưa thông tin bị cắt xén, bịa đặt nhằm bôi bẩn uy tín của các tổ chức và cá nhân. Chẳng hạn, cách đây ít lâu, nhân việc cơ quan chức năng ở Hà Nội phát hiện một số cá nhân sử dụng ma túy, trong đó có một thiếu nữ họ Trần, thế là có trang đã nhanh nhảu cho rằng đó là ái nữ của một bộ trưởng họ Trần, kỳ thực đây là thông tin hoàn toàn sai trái. Vì vậy, khi tiếp nhận các loại thông tin này, cán bộ, đảng viên cần thận trọng, không nên lan truyền dù dưới hình thức nào.
Thứ năm, quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm. Thời gian gần đây, sau khi đối tượng Phạm Đoan Trang bị bắt, một số trang mạng đã “tích cực” giới thiệu cái gọi là “tác phẩm” của người này, thực chất là những trang viết có nhận thức chính trị sai lầm, có nội dung chống phá Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cho các mô hình nhà nước kiểu phương Tây… Các thông tin “rao” đó là vi phạm pháp luật. Hay thỉnh thoảng cũng có người tỏ ra “khen ngợi” hoặc dẫn lại những đoạn trích từ các tác phẩm độc hại của Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Trần Đĩnh, Dương Thu Hương… Người đọc cần cảnh giác với các nội dung này.
Thứ sáu, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Không ít khi, một thông tin hay nhận định nào đó cho rằng từ một cán bộ lão thành cách mạng, một tướng lĩnh đã nghỉ hưu, một nhà khoa học… về bất kỳ vấn đề gì, từ lịch sử, vai trò lãnh đạo của Đảng… cho đến vấn đề biên giới, hải đảo… Việc ngụy tạo phát ngôn kiểu này khiến một số người nhẹ dạ, lười kiểm chứng, sẵn có tư tưởng không tích cực nên đã “tưởng thật”, từ đó “hùa nhau” công kích cá nhân người đó lẫn các tổ chức có liên quan, thậm chí xuyên tạc đến tổ chức đảng, đến vai trò lãnh đạo của Đảng…
Như vậy, thông tin sai trái, xấu độc là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Nếu các thông tin này được thổi phồng, được tổ chức thành vệt nhằm đả phá hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, từ đó hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta… thì đó là thông tin thù địch, cần phải kiên quyết đấu tranh.
Ngoài ra, đó là thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư…, nhất là với các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cấp. Với các biểu hiện hình thức như vậy, dù mang dụng ý xấu hay chỉ vô tình thể hiện dụng ý xấu, thì các loại thông tin này cũng cần được phê phán, đấu tranh; trong các trường hợp cần thiết thì phải truy nguyên người tán phát để có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, có thể hiểu về thông tin sai trái, xấu độc, thù địch là những thông tin:
Thứ nhất, chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. Chẳng hạn, các kêu gọi “sẵn sàng chiến tranh để bảo vệ biên giới, lãnh thổ…” thoạt nghe tưởng như đậm tính yêu nước nhưng kỳ thực đây là loại thông tin kích động, tuyên truyền chiến tranh, gây hận thù, mâu thuẫn giữa Việt Nam với một số quốc gia, dân tộc khác. Bởi hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việc kêu gọi sẵn sàng chiến tranh rõ ràng đi ngược lại với chủ trương của Đảng và có thể mắc bẫy của các thế lực xấu.
Thứ hai, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Có một số tài liệu viết về các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối, trong đó lồng vào những nội dung xuyên tạc về đời tư của các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt liên quan đến đời sống riêng tư, vấn đề quan hệ nam nữ… không được kiểm chứng, theo kiểu “nghe đồn”, “nghe kể” nhưng người kể không thể xác thực, để từ đó làm dung tục hóa, tầm thường hóa các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trên thực tế, rất nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng ta là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, cả trong công tác lãnh đạo cũng như đời sống cá nhân.
Thứ ba, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định. Một số trang web, mạng xã hội úp mở đưa những thông tin tự cho là “nội bộ”, “tuyệt mật”, “tối mật”…, trong đó dẫn từ các nguồn không được kiểm chứng hoặc sao chụp từ các văn bản mật có thật nhưng không rõ bằng cách nào đó đã được đưa lên mạng. Việc làm này có thể tiết lộ các bí mật trái với quy định của pháp luật. Do vậy, người tiếp nhận cần phải thận trọng, tránh làm lan truyền các thông tin đó.
Thứ tư, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Nhiều trang mạng xã hội đưa thông tin bị cắt xén, bịa đặt nhằm bôi bẩn uy tín của các tổ chức và cá nhân. Chẳng hạn, cách đây ít lâu, nhân việc cơ quan chức năng ở Hà Nội phát hiện một số cá nhân sử dụng ma túy, trong đó có một thiếu nữ họ Trần, thế là có trang đã nhanh nhảu cho rằng đó là ái nữ của một bộ trưởng họ Trần, kỳ thực đây là thông tin hoàn toàn sai trái. Vì vậy, khi tiếp nhận các loại thông tin này, cán bộ, đảng viên cần thận trọng, không nên lan truyền dù dưới hình thức nào.
Thứ năm, quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm. Thời gian gần đây, sau khi đối tượng Phạm Đoan Trang bị bắt, một số trang mạng đã “tích cực” giới thiệu cái gọi là “tác phẩm” của người này, thực chất là những trang viết có nhận thức chính trị sai lầm, có nội dung chống phá Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cho các mô hình nhà nước kiểu phương Tây… Các thông tin “rao” đó là vi phạm pháp luật. Hay thỉnh thoảng cũng có người tỏ ra “khen ngợi” hoặc dẫn lại những đoạn trích từ các tác phẩm độc hại của Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Trần Đĩnh, Dương Thu Hương… Người đọc cần cảnh giác với các nội dung này.
Thứ sáu, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Không ít khi, một thông tin hay nhận định nào đó cho rằng từ một cán bộ lão thành cách mạng, một tướng lĩnh đã nghỉ hưu, một nhà khoa học… về bất kỳ vấn đề gì, từ lịch sử, vai trò lãnh đạo của Đảng… cho đến vấn đề biên giới, hải đảo… Việc ngụy tạo phát ngôn kiểu này khiến một số người nhẹ dạ, lười kiểm chứng, sẵn có tư tưởng không tích cực nên đã “tưởng thật”, từ đó “hùa nhau” công kích cá nhân người đó lẫn các tổ chức có liên quan, thậm chí xuyên tạc đến tổ chức đảng, đến vai trò lãnh đạo của Đảng…
Như vậy, thông tin sai trái, xấu độc là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Nếu các thông tin này được thổi phồng, được tổ chức thành vệt nhằm đả phá hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, từ đó hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta… thì đó là thông tin thù địch, cần phải kiên quyết đấu tranh.
Ngoài ra, đó là thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư…, nhất là với các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cấp. Với các biểu hiện hình thức như vậy, dù mang dụng ý xấu hay chỉ vô tình thể hiện dụng ý xấu, thì các loại thông tin này cũng cần được phê phán, đấu tranh; trong các trường hợp cần thiết thì phải truy nguyên người tán phát để có biện pháp xử lý phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét