Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Chiều trò trong đánh giá nhân quyền của Nghị viện Châu Âu

Cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố bản báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu (EU Support for human rights defenders around the world). Đáng tiếc, nội dung của bản báo cáo nàychứa đựng những thông tin không khách quan, sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thời gian qua một số tổ chức phi chính phủ, thậm chí cả một số cơ quan của nước ngoài lại cố tình phớt lờ sự thật, thường xuyên thể hiện cách nhìn nhận phiến diện, thiếu thiện chí, chính trị hoá khi đánh giá về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thay vì tiếp xúc trực tiếp, thu thập thông tin từ đại đa số người dân Việt Nam và các nguồn dữ liệu tin cậy, họ lại liên hệ, lấy ý kiến từ các đối tượng chống phá đất nước để quy chụp rằng Việt Nam “đàn áp nhân quyền”. Một báo cáo chắp vá, lấy ý kiến từ chính những đối tượng phạm pháp, chống phá đất nước thì đủ hiểu bản chất của báo cáo, nội dung trong đó là gì! Thời gian qua, các đối tượng chống phá núp dưới bóng dân chủ, nhân quyền đã nhận được sự hậu thuẫn, giúp đỡ trên nhiều mặt từ một số cơ quan, tổ chức nước ngoài. Từ đó, những kẻ này gia tăng hoạt động phá hoại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam. Những cái tên được Nghị viện châu Âu phù phép bằng cụm từ “tù nhân chính trị” như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thực chất là những “ngọn cờ” chống phá trong nước được các thế lực xấu dựng lên và nuôi dưỡng. Mặc dù số này luôn miệng hô khẩu hiệu đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, bám víu từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài nhưng lại thường xuyên kích động thù hằn, tụ tập các đối tượng xấu trong nước để gây rối trật tự công cộng. Cùng với đó, các đối tượng đẩy mạnh việc tán phát những tài liệu, thông tin độc hại nhằm gây nhiễu loạn dư luận, hình thành các nhận thức sai lầm trong xã hội. Mục đích của những kẻ này là phá vỡ sự ổn định về chính trị của đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị. Với những hành vi sai phạm đã thực hiện, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý là đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đây là việc làm cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, không phải là hành động “đàn áp người đấu tranh” như những gì các đối tượng xấu và một số cơ quan nước ngoài có cái nhìn phiến diện về Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét