Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022
Cần những đánh giá khách quan về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Một điều dễ nhận thấy, đánh giá sai lệch vì những lý do khác nhau vẫn ẩn sau ngọn cờ tôn giáo. Đối với Việt Nam, các thế lực cực đoan, chống đối luôn tìm mọi thủ đoạn để tách rời tôn giáo ra khỏi sự quản lý của nhà nước, cốt để dễ dàng lợi dụng các tôn giáo vào những mục đích chống phá. Thực tế cho thấy, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây thường xuyên tổ chức các cuộc điều trần về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “không có tự do tôn giáo” cũng chỉ nhằm mục đích tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Hơn nữa, cần phải thấy rằng, không thể có tự do tôn giáo tuyệt đối. Bởi xét về bản chất, tôn giáo là một tổ chức tập hợp những người tin theo một đối tượng tôn thờ. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật. Các tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật và điều này hoàn toàn phù hợp với khoản 3, Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật để tiến hành quản lý nhà nước đối với các tôn giáo là nhu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia trên thế giới.
Chính vì vậy, những luận điệu cho rằng những chính sách tôn giáo của Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế là vô căn cứ. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét