Thắng lợi của một cuộc đấu tranh luôn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố, trong
đó biết vận dụng linh hoạt công cụ và kết hợp nhiều biện pháp là vấn đề cơ bản
tạo nên ưu thế và là nguyên nhân thắng lợi của mọi cuộc đấu tranh.
Từ hành động điên cuồng chống
phá của thế lực phản đang ra sức đầu độc người Việt
Nam bằng “văn hoá” xấu độc. thông qua nhiều phương thức, thủ đoạn. đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay chúng thường lợi dụng không gian mạng, nhất là trên
internet và mạng xã hội như: sử dụng các trang web, blog, các tài khoản mạng xã
hội Facebook, YouTube, Twitter, Zalo, các diễn đàn, báo điện tử, đài phát thanh
để, cổ xúy các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai, cùng những hành vi
phản nhân văn, phi tiến bộ để tác động vào tâm lý, sở thích, kích thích những
ham muốn vật chất tầm thường của mỗi người
với mục tiêu không thay đổi chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam phát triển theo quỹ
đạo tư bản chủ nghĩa.
Đến tính chất lâu dài của sự nghiệp xây dựng
và đấu tranh. Trước thực tế không thể coi nhẹ, xem thường đó làvấn đề cấp bách
hiện nay là chúng ta phải thường xuyên, tích cực bồi dưỡng, vun đắp, nâng cao sức
đề kháng văn hóa cho các cấp, các ngành và toàn xã hội. Sức đề kháng văn hóa
chính là tăng cường khả năng phòng ngừa, bảo vệ, chống lại các sản phẩm văn
hóa, thông tin độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta. Lịch sử đã minh chứng
rằng, sức đề kháng văn hóa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giữ gìn, bảo
vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu sức
đề kháng văn hóa non nớt, nhu nhược, yếu kém sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các “vi
rút văn hóa” độc hại có cơ hội nảy sinh, lây lan, làm xói mòn tâm hồn, cốt cách
văn hóa dân tộc. Ngược lại, nếu sức đề kháng văn hóa mạnh mẽ, cường tráng sẽ
góp phần làm cho văn hóa Việt Nam không những giữ gìn được gốc gác, cội nguồn,
bản sắc của mình, mà còn có thể đẩy lùi,
tiêu trừ, loại bỏ được các tạp chất gây hại cho môi trường văn hóa dân tộc.
* Bộ quy
tắc ứng xử trên mạng xã hội, được Bộ thông tin và truyền thông ban hành Ngày 17 tháng 6 năm 2021.
Mục đích: Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam,
đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà
cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; Xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành
vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các
hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường
mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Nội dung: Bộ quy tắc ứng xử đã đề cập một cách sâu, rộng
và toàn diện gồm các vấn đề như: Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Quy tắc Lành mạnh;
Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin; Quy tắc Trách nhiệm. Quy tắc ứng xử cho tổ
chức, cá nhân; Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong cơ quan nhà nước Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước; Quy tắc
ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Ý nghĩa: Bộ quy tắc ứng
xử mang tính vận động, tuy nhiên đây lại là căn cứ để ta xác định những hành vi
vi phạm, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là cơ sở để áp dụng các biện
pháp, phòng ngừa, đấu tranh, răn đe, thậm trí có quyền khởi tố trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
Vận dụng bộ quy tắc ứng xử trong việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng trên môi trường không gian mạng:
-
Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nâng cao nhận
thức về tính pháp lí của bộ quy
tắc ứng xử trên môi trường không gian mạng đối với người dùng; đồng thời tích
cực vận động, tạo nên lực lượng đấu tranh hùng hậu của đông đảo người tham gia
trong môi trường không gian mạng;
-
Tích
cực phát hiện các nội dung thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật,
nhanh chóng phối
hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời thông báo với nhà cung cấp dịch vụ
mạng xã hội để xử lý, ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Là giải pháp trọng
yếu, xuyên suốt và mang tính răn đe kịp thời, hiệu quả trong giai đoạn hiện
nay; khác với trước đây chúng ta chưa có quy tắc cụ thể, chưa có biện pháp mạnh
tay; thì nay dựa trên bộ quy tắc ứng xử tuy mang tính vận động nhưng khác với
những quy tắc vận động thông thường là khi phát hiện thấy vi phạm, chúng ta có
quyền liên hệ với cơ quan chức năng để làm rõ, xử lí theo quy định của pháp
luật; khi chúng ta nắm vững vấn đề này đi đôi với tích cực hành động mạnh tay
hơn sẽ tạo nên những hiệu quả tích cực trong đấu tranh ngăn chặn.
Hướng dẫn người sử dụng mạng xã
hội hiểu biết về quy định, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của “người
yếu thế” trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, trẻ vị
thành niên, người khuyết tật…) sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm
tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội; có biện
pháp để bảo đảm sự an toàn và phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành
niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét