Một đất nước phải có bản sắc văn hóa dân tộc, đó là những nét đẹp được
tôn vinh, được toàn thể các các dân tộc trên Thế giới biết đến, là điều kiện
không thể thiếu đối với một quốc gia, dân tộc trong mọi thời đại.
Văn hóa của
người Việt bắt nguồn từ văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác nông
nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với
mỗi tiết này có một thời khắc giao thời, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết
khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán sau này
được biết đến là Tết Nguyên đán. Tết Nguyên đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng
Chạp (23 Tết), kéo dài đến mùng bảy Tết, trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu
tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán - Tết đầu năm mới.
Chuẩn bị
bước sang năm mới, tuần cuối cùng của năm cũ. Nhà cửa được trang trí đẹp đẽ
không gian để đón Tết, thú vui sắm sửa tranh Tết, câu đối và các loại hoa tươi
đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể nào thiếu trong những ngày Tết. Cùng
với đó là tục gói bánh chưng ngày Tết cũng đã trở thành nét văn hóa truyền
thống của người Việt được lưu truyền từ xa xưa. Tất niên là bữa cơm cuối cùng
khép lại một năm cũ. Sau một năm làm lụng vất vả, mưu sinh, những người con xa
quê lại trở về quây quần quanh mâm cơm tất niên, kể cho nhau nghe chuyện đời,
chuyện nghề, chuyện mưu sinh khó nhọc. Sau bữa cơm tất niên, giao thừa là thời
khắc thiêng liêng nhất giữa năm cũ và năm mới, là sự giao hòa của đất trời vạn
vật. Mặc dù mỗi miền quê có văn hóa nghi lễ cúng giao thừa khác nhau, song đều
có cái chung là sắm mâm cơm thịnh soạn, đặt lên bàn thờ tổ tiên, con cháu quây
quần bên nhau, hướng lên bàn thờ thành tâm nguyện cầu cho một năm mới sức khỏe,
an lành, hạnh phúc.
Vậy mà, như
một căn bệnh mãn tính, các thế lực thù địch luôn nhằm những ngày
trọng đại
của đất nước, ngày lễ lớn của quốc gia và những gì thiêng liêng của dân tộc để
không ngừng bôi xấu. Bằng những luận điệu như: Bỏ tết ta để chỉ ăn một tế tây;
nghỉ tết là làm cho đất nước nghèo đi; là không lạc hậu với xu thế phát triển
của thế giới và nhiều hơn nữa. Nhưng thử hỏi rằng nếu một đất nước không giữ
gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tất cả đều bị lai căng thì tất cả xẽ
đi về đâu.
Mặc dù ngày
nay, cuộc sống bận rộn, Tết với phần lớn các gia đình cũng thay đổi, mang một
dư vị khác. Các gia đình bận rộn. Khoa học công nghệ phát triển, dẫn đến một số
phong tục xưa bị giảm bớt như: gói bánh chưng ngày tết; đốt pháo hoa giao
thừa...vv
Nhưng phải
nhìn nhận một cách khách quan rằng đất nước đổi mới, những nghi lễ tập tục cũng
được cắt giảm để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, song những giá trị
cốt lõi vẫn là nét đẹp trường tồn mãi mãi trong Tết cổ truyền của người Việt.
Và nó là giá trị bất biến vĩnh hằng in đậm trong mỗi trái tim người dân Việt
Nam, cần giữ vững và phát triển để làm phong phú hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét