Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

 

     Hồ Chí Minh khẳng định “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Theo Người, “việc đánh bại chủ nghĩa cá nhân và trong thắng lợi của chủ nghĩa xã hội”(6) là hai vấn đề, hai nội dung, hai mặt có quan hệ đối kháng, loại bỏ lẫn nhau, mặt này tồn tại, phát triển thì mặt kia không tồn tại, hoặc ngược lại. Chỉ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, mới xây dựng được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, không thể đi lên chủ nghĩa xã hội khi chủ nghĩa cá nhân vẫn còn tồn tại và phát triển.   

     Hồ Chí Minh cũng xem chủ nghĩa cá nhân là một thứ giặc: “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm, nó làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Đảng, tới quá trình đi lên của cách mạng. Nếu không giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” thì sự nghiệp cách mạng vô sản ở nước ta không thể giành được thắng lợi, suy đến cùng là cuộc cách mạng “nửa vời”, “không đến nơi”.

     Đối mặt với kẻ thù ngoài mặt trận, nơi chiến tuyến, tuy gian khổ, hy sinh, mất mát, song vẫn có thể giành thắng lợi, còn đối mặt với chủ nghĩa cá nhân vô cùng phức tạp trong nhận diện, khó khăn và đau đớn trong đấu tranh, vì đó là những thói hư, tật xấu tồn tại ngay trong chính bản thân mỗi người đảng viên; trong đồng đội, đồng chí, anh em, cấp trên - cấp dưới… ở nội bộ cơ quan, đơn vị mình. “...Việc tranh đấu với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót”, song không vì khó khăn, phức tạp, gian khổ, đau đớn, lâu dài, mà chấp nhận nản chí, buông xuôi, ngược lại càng phải dũng cảm, càng phải “kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân”(8), vì “khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước rất quan trọng để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(9). Và Người luôn đặt niềm tin thắng lợi vào cuộc đấu tranh ấy: “chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt”

     Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng Đảng vững mạnh thì phải ngăn chặn, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân một cách hiệu quả. Muốn vậy, mọi đảng viên dù ở bất cứ cấp nào, công việc gì, cũng cần nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. Tiến hành thường xuyên, nghiêm túc “tự phê bình và phê bình”, phải tự phê bình mình trước, phê bình người khác sau, “phê bình việc, chứ không phê bình người”, không đại khái, qua loa, làm cho lấy vì. “Phải luôn luôn tự phê bình một cách thật thà, tự phê bình từ trên xuống dưới”(11), nếu tiến hành từ dưới lên trên sẽ dễ dẫn đến hình thức, kết quả đạt được không cao.. 

     Tự phê bình và phê không chỉ dừng ở phạm vi cá nhân đảng viên, mỗi tổ chức đảng cụ thể, mà phải coi toàn Đảng là một cơ thể, một tồ chức hoàn chỉnh để tiến hành tự phê bình và phê bình. Người nói: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”

     Chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm” là cuộc đấu tranh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, quyết tâm cao, dũng cảm, kiên quyết, kiên trì, không bao che, bao biện, đồng thời giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Cuộc đấu tranh này phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ đối với mọi đảng viên, trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực của đời sống xã hội, song, phải có những bước đi thích hợp, thận trọng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nơi, những lĩnh vực, những vị trí, những cương vị dễ nẩy sinh chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh của nó.

     Hồ Chí Minh yêu cầu phát huy lực lượng toàn dân trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này: “Nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu”. “Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét