Cả Đỗ Ngà trong bài viết “Nên dẹp bỏ Quốc hội” ngày 4/6/2022 đăng http://xn--trnbaotiengdan-rkb.com/ và Nguyễn Đình Cống trong “Phản biện ý kiến của ông Đỗ Ngà” đăng trên Tiếng Dân News ngày 4/6/2022 đều xuyên tạc bản chất của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cả Đỗ Ngà và Nguyễn Đình Cống đều suy diễn để bôi đen sự thật khi cho rằng Quốc hội Việt Nam hiện nay “vô dụng”, nên cần “dẹp bỏ ngay”.
Sự thật thì cả Đỗ Ngà và Nguyễn Đình Cống đều không ít lần tung tin xấu độc chống phá Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Lần này, nói Quốc hội được nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân; là cơ quan thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội là “vô dụng, là nên “dẹp bỏ đi”, thì có nghĩa là hai ông Ngà và Cống đều không thừa nhận ở Việt Nam “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước”. Điều đó cũng có nghĩa là cả 2 ông này đều không thừa nhận Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân; thể hiện rõ nhất của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước; do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
1. Xuất phát từ việc một vài đại biểu phát biểu tại nghị trường, Đỗ Ngà liền quy kết rằng đó là những ý kiến “ngây ngô” của các ông bà nghị. Cũng theo Đỗ Ngà, nó ngây ngô bởi chất lượng đại biểu kém, bởi họ đều là cán bộ, đảng viên- họ đại diện cho Đảng chứ không phải là “đại diện cho nhân dân”; họ không phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Trong quá trình hoạt động với tư cách đại biểu Quốc hội, họ đều “phát hiện ra lỗ hổng của luật pháp” nhưng người biết thì “im lặng”, còn người không biết luật thì phát biểu ngây ngô (ví dụ khi bàn về Luật biểu tình; khi bàn về thay đổi Luật đất đai…). Họ im lặng là vì họ phải bảo vệ “quyền lợi, bổng lộc của Đảng”, vì thế bầu họ “chỉ tốn tiền dân”.
Cũng theo Đỗ Ngà, “nhà nước CS chả khác nào nhà nước phong kiến” và “nhà nước phong kiến thì chả cần Quốc hội họ vẫn điều hành đất nước theo cách của họ. Nhà nước CS cố lập ra ‘Quốc hội’ để làm gì? Chỉ để cho có vẻ khác phong kiến…”. Nếu Quốc hội “vô dụng” như vậy thì “nên dẹp bỏ ngay”. Vì rằng, trong tư tưởng của Đỗ Ngà thì chỉ có các nước phương Tây và Mỹ, chỉ có thực thi nền dân chủ tư sản thì Quốc hội mới được bầu một cách dân chủ; Quốc hội mới là cơ quan đại diện và thực thi quyền lực của nhân dân. Có điều mà Đỗ Ngà không chịu hiểu và cố tình không hiểu rằng, với các nhiệm kỳ Quốc hội nói chung và Quốc hội khóa XV nói riêng, có thể thấy: Bầu cử Quốc hội luôn là một ngày để cử tri cả nước thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân của mình.
Với Quốc hội khóa XV, dù bị muôn trùng khó khăn bủa vây, nhưng vượt qua trở ngại bằng tinh thần, ý chí, trách nhiệm cao với tương lai của đất nước, các địa phương trong cả nước đã tổ chức tốt cuộc bầu cử với tỷ lệ cử tri đi bầu cao, đặc biệt đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Dù trong dịch bệnh (nhiều cử tri phải cách ly, đang nằm trên giường bệnh điều trị Covid-19…), nhưng với tinh thần và trách nhiệm của một cư tri khi được thụ hưởng quyền công dân, mỗi người ở những hoàn cảnh khác nhau đều hướng đến cuộc bầu cử, sẵn sàng tham gia bầu cử bằng tấm lòng, niềm tin và tinh thần trách nhiệm cao. Đó chính là vì sao, nếu không phải là cử tri cả nước đã thể hiện sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước; đã vì tương lai của chính mình và đất nước mà hân hoan lựa chọn những đại biểu mình tin tưởng để bầu vào các cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại Trung ương và địa phương hả Đỗ Ngà?. Sự xuyên tạc vô hạn độ của ông đã nói lên tâm địa của một kẻ bội phản khi bôi đen, bẻ cong sự thật về đất nước mà ông đang sống!
2. Hùa theo giọng điệu phản động của Đỗ Ngà, Nguyễn Đình Cống cũng cho rằng việc “dẹp bỏ Quốc hội” là “một ý kiến hay, thể hiện một cái nhìn và đánh giá đúng về Quốc hội, đưa ra một đề xuất dũng cảm”. Suy thoái đến tận cùng, Nguyễn Đình Cống còn bồi thêm sự phản động của mình bằng câu dẫn chuyện “Tôi đồng ý với ông Đỗ Ngà là Quốc hội hiện nay vô dụng, nhưng chỉ vô dụng đối với dân và đất nước, nhưng lại hữu dụng đối với Đảng thống trị”.
Đuôi cáo của Nguyễn Đình Cống lộ ra ngay phía sau khi cho rằng Quốc hội Việt Nam không được bầu một cách dân chủ như ý ông ta muốn, như nhiều lần ông đã tung lên fb cá nhân và viết dưới danh nghĩa thư ngỏ. Ông ta cũng cho rằng, Quốc hội Việt Nam “gồm những đại biểu được cơ cấu”, đó là những “nghị gật- một phần gồm những kẻ ngây ngô”, nên “chỉ tiêu tốn tiền của dân một cách quá lãng phí”. Cũng theo thiển ý của Nguyễn Đình Cống thì các đại biểu Quốc hội đương nhiệm được giói thiệu, bỏ phiếu bầu theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 là những “nghị gật”. Ông ta đã phủ nhận toàn bộ công tác chuẩn bị bầu cử; tổ chức bầu cử được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, chuyên nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Dù quá trình đó không chỉ được thực hiện đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà còn được thể hiện linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.
Thâm độc hơn, Nguyễn Đình Cống không chỉ dừng lại ở việc đồng ý với Đỗ Ngà khi nhận định “nhà nước cộng sản và nhà nước quân chủ, phong kiến có cùng bản chất” là “độc tài, có toàn quyền cai trị” và ca ngợi rằng “nhà nước quân chủ có Chính danh, họ cai trị với phương châm Quang minh chính đại” mà ông ta còn xuyên tạc sự thật khi quy chụp, bôi đen chế độ khi cho rằng “Cộng sản có cùng bản chất với chuyên chế nhưng lại tìm mọi cách che đậy, mà một trong những cách đó là tạo nên nền dân chủ hình thức, giả hiệu bằng những biện pháp giả danh, dối trá”, nhằm thực hiện “mưu đồ dối trá, lừa phỉnh rằng “Ta đây dân chủ gấp nhiều lần bọn tư bản””. Với việc nhận định này, ông ta không chỉ là một kẻ suy thoái, trở cờ đáng khinh mà thê thảm hơn là ông ta đã là một kẻ ngáo cái thứ dân chủ tư sản mà trước đó ông ta cũng đã từng phê phán.
Sau đó, ông ta không chỉ hỏi “dân tộc, đất nước có còn cần dân chủ hóa hay không?” mà còn tự trả lời rằng, “nếu không cần thì xóa bỏ Quốc hội bù nhìn là xong một chuyện. Khi mà dân chủ hóa vẫn còn là nguyện vọng, vẫn còn là yêu cầu của nhân dân thì sau khi xóa bỏ được Quốc hội bù nhìn phải làm sao bầu chọn ra được một Quốc hội đủ năng lực”. Tuy nhiên, thế nào là “một Quốc hội đủ năng lực”, thì ông ta cũng không thể chỉ ra, mà có chăng nếu chỉ ra được – thì lại là gồm những đại biểu như ông ta/những người “có năng lực và xứng đáng” như đã tự ngộ nhận. Là ông tự huyễn hoặc nền dân chủ tư sản và tự ngáo về năng lực của bản thân mà quên mất rằng ông không đủ điều kiện, thậm chí không có uy tín để được vào danh sách ứng cử chứ đừng nói là được nhân dân tín nhiệm, lựa chọn và bầu làm đại biểu Quốc hội.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng, Đỗ Ngà và Nguyễn Đình Cống, một kẻ tung ra vấn đề, một kẻ hứng vào để không chỉ hùa theo mà còn cố tình bôi nhọ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội do nhân dân lựa chọn và bầu ra. Không chỉ tìm mọi cách, tung lên fb cá nhân và các trang mạng xã hội các thông tin sai lệch mà 2 kẻ cơ hội này còn xuyên tạc bản chất của Quốc hội, của chế độ xã hội chủ nghĩa, để từ đó chống phá và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Việc cả Đỗ Ngà và Nguyễn Đình Cống đều bịa đặt, tung tin sai sự thật về Quốc hội và cho rằng “nên dẹp ngày Quốc hội” vì hoạt động của Quốc hội chỉ là “bù nhìn” khi tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi ngày tính theo giá hiện thời… chính là một trong những chiêu trò gây nhiễu loạn, hoang mang, hoài nghi trong nhân dân. Sự kích động, kêu gọi “dân chủ hóa” của 2 kẻ này không chỉ chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ mà còn gieo giắc nghi ngờ để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có điều, chắc chắn âm mưu và thủ đoạn của Đỗ Ngà và Nguyễn Đình Cống nhất định thất bại trước lòng Dân tin Đảng, hướng về Đảng!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét