Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Huy chương vàng bóng đá và vận hội mới của Việt Nam

 Chúng ta đã tổ chức một kỳ SEA Games thành công vượt ngoài mong đợi với hai tấm huy chương vàng môn bóng đá. Để có một nền bóng đá phát triển, cần phải có một nền tảng kinh tế xã hội ổn định, phát triển. Chiến thắng của hai đội bóng đá Việt Nam tại Sea Games 31 đã nói lên vị thế mới của Việt Nam, vận hội mới của Việt Nam.

Có thể nói trong tất cả các bộ môn thể thao ở SEA Games, chưa có bộ môn nào mà người Việt Nam khát khao giành chiến thắng như bộ môn bóng đá. Điều này một phần vì bóng đá là bộ môn thể thao vua, được nhiều người hâm mộ, phần khác là vì chúng ta đã trải qua “cơn khát” huy chương vàng quá lâu, với nỗi ám ảnh người Thái kéo dài suốt 20 năm. Nhiều lứa cầu thủ và khán giả hâm mộ Việt Nam từng trải qua cảm giác “bị cóng”, đến mức không bao giờ có thể nghĩ đến một ngày chúng ta sẽ chiến thắng được Thái Lan. “Kỷ niệm” đau đớn nhất chính là lần bị Thái Lan hạ gục ngay trên sân nhà ở Mỹ Đình năm 2003 tại kỳ SEA Games 22.

Việt Nam đã vô địch SEA Games năm 2019, nhưng vẫn chưa thắng được Thái Lan. Và SEA Games 31 tổ chức trên sân nhà lần này là cơ hội không thể tốt hơn để vượt qua cột mốc cuối cùng, hoàn thiện một chu kỳ phát triển liên tục của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ và ban huấn luyện đã phải chịu nhiều áp lực. Áp lực không chỉ đến từ hi vọng của người hâm mộ, mà còn đến từ những lời lẽ khó nghe của một số người “tự nhục”.  Và giờ, đội tuyển U23 Việt nam đã vô địch với thành tích không để lọt lưới bất cứ một bàn thua nào, là điều mà trong lịch sử SEA Games chưa có bất cứ một đội bóng nào làm được.

          Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam ta có được những thành tích đó, đó phải là kết tinh sức mạnh của toàn dân tộc, là thơi cơ, thời điểm, là vận hội mới của nước nhà. Đúng như lời Tổng Bí thư đã nói “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét