Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

KẺ CƠ HỘI KHÔNG TỪ THỦ ĐOẠN NÀO ĐỂ CHỬI BỚI !

 Nhân tháng 6 được coi là tháng kỷ niệm của đội ngũ nhà báo Việt Nam đang hành nghề trên mọi miền tổ quốc thật “vinh dự” khi được “nhà dân chủ” Phạm Trần hạ cố viết bài “Báo chí làm tay sai thì xã hội suy thoái” tung lên mạng xã hội với ý đồ quy chụp “báo chí làm tay sai”…

Thực ra những luận điệu trong bài viết này không có gì mới mà vẫn chỉ là những thông tin thể hiện thủ đoạn tinh vi của những kẻ tự nhận mình là “trí thức” hòng lập lờ đánh lận giữa các khái niệm liên quan đến tự do ngôn luận, tự do báo chí. Có thể khẳng định rằng từ khi Nhà nước ta ra đời đến nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được tôn trọng, bảo đảm và ngày càng được thực thi có hiệu quả trong mọi mặt đời sống. Điều này tạo điều kiện cho người dân được nói lên tiếng nói của mình, đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có hơn 50.000 nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí, gần 1000 cơ quan báo chí các loại hình (báo viết, báo nói, báo hình, đa phương tiện…). Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet nằm trong tốp cao nhất trên thế giới. Đặc biệt là mạng xã hội đang phát triển ở mức cao độ và sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân Việt Nam.

Đây là thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0, báo chí cách mạng Việt Nam trong 96 năm hình thành và phát triển luôn luôn là công cụ phục vụ đất nước và nhân dân. Phải khăng định báo chí là một bộ phận, là cánh tay nối dài của Đảng và Nhà nước đi sâu và phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, có trách nhiệm và vai trò rõ ràng trong phê phán, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, chống tham nhũng lãng phí, những thói hư tật xấu trong xã hội; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động thù địch; bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc.

Báo chí là cầu nối quan trọng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, góp phần nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Báo chí còn là diễn đàn tin cậy, thể hiện ý chí, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Cụ thể, trong những ngày qua khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp trên thế giới và đặc biệt ở đất nước Việt Nam, vai trò và nhiệm vụ của báo chí ngày càng nổi bật hơn khi đã bám sát cuộc chiến chống dịch bệnh quyết liệt chưa từng có với nhiệm vụ thông tin tuyên truyền để người dân hiểu biết về dịch bệnh; tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng; động viên tinh thần quả cảm của các lực lượng tham gia chống dịch. Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh, và nổi lên như điểm sáng, bài học quý cho thế giới trong trận chiến chống dịch Covid-19 là nỗ lực lớn của cả nước, trong đó có sự đóng góp quan trọng và rất đáng tự hào của báo chí.

Ở bất cứ tổ chức, đoàn thể hay một ngành nghề nào đó đều còn tồn tại những mặt mạnh, mặt yếu, báo chí cũng không hề ngoại lệ. Cũng không phủ nhận một vài điều mà ông Phạm Trần nêu trong “bài văn tế” dài dằng dặc mấy ngàn chữ như tình trạng tha hóa ở một số cá nhân nhà báo, những việc làm sai trái với đạo đức nghề báo, thậm chí trái pháp luật là có. Đây cũng là điều đau xót khi trong hàng ngũ những người làm báo vẫn tồn tại những cá nhân, “những con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng không thể vì thế mà Phạm Trần lại quy chụp, phủ nhận những đóng góp rất lớn của báo chí cách mạng Việt Nam trong 96 năm qua đặc biệt là thời kỳ đổi mới gần đây.

Có thể thấy những kẻ như Phạm Trần từ chỗ xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế xã hội nhân quyền, giờ đây lại lợi dụng tạo cớ, suy diễn, mạt sát báo chí, tình hình tự do ngôn luận. Mục đích cuối cùng của Phạm Trần và đồng bọn đương nhiên là phê phán, kích động tiến tới xóa bỏ vai trò của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại tiến trình phát triển của đất nước, của dân tộc. Rõ ràng, những kẻ này khi đã mang tâm địa độc ác, tư duy cực đoan thì không từ bất cứ thủ đoạn nào để chống phá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét