KIẾN NGHỊ TĂNG QUYỀN CHO TỔ CHỨC TÍN
DỤNG
PVcomBank chỉ là một trong những ví dụ
điển hình gặp khó vì xử lý TSBĐ. Tại Điều 14 Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu quy
định: “Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét không thấy ảnh hưởng
đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm
hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu theo đề nghị
của bên nhận đảm bảo là TCTD”. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp
luật nào giải thích cụ thể về việc “xử lý vụ án và thi hành án” theo quy định
tại Điều 14 nói trên.
Do đó, việc có hoàn trả vật chứng trong
vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu hay không và hoàn trả vào thơi gian nào
sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến các TCTD
rất chậm nhận được tài sản để xử lý, thu hồi nợ của các khoản nợ xấu.
Ngoài ra, hiện chỉ mới quy định về việc
hoàn trả tài sản là vật chứng trong các vụ án hình sự cho các TCTD mà chưa có
quy định về hoàn trả TSBĐ là tang vật của các vụ việc hành chính cho các TCTD.
Trước thực tế đó, cộng thêm với nhiều
tồn tại trong quá trình xử lý nợ xấu, mới đây, Chính phủ chính thức kiến nghị
Quốc hội ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu, trong đó tăng quyền cho các TCTD.
Đáng chú ý, Chính phủ kiến nghị Luật
riêng về xử lý nợ xấu sửa đổi các quy định về việc thu giữ TSBĐ theo hướng TCTD
có quyền thu giữ tài sản cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về
việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong hợp đồng bảo
đảm.
Cùng với đó, Chính phủ cũng kiến nghị
sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng bổ sung quy
định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến hợp
đồng tín dụng có khoản nợ là nợ xấu; bổ sung quy định về việc hoàn trả TSBĐ là
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Chính phủ cũng kiến nghị Quốc
hội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, xem xét đến khía
cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ gia;
đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ thuế
trong quá trình xử lý TSBĐ khi thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng).
Đồng thời, Chính phủ kiến nghị Quốc hội
chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Toà án nhân dân các cấp về việc triển
khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết
nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 42 và Nghị quyết
số 03/2018/NQ-HĐTP; Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Cơ
quan thi hành án dân sự sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về
hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ
tục xác định chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42; Phối hợp với Cơ quan thi
hành án dân sự sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang
được thụ lý giải quyết và cho phép các TCTD được tra cứu trích xuất…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét