Một
là, chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhìn nhận và có trách nhiệm, ý
thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các dấu hiệu “tự diễn
biến, tự chuyển hóa. Đây là một giải pháp rất quan trọng, thường xuyên, cơ bản,
lâu dài để mỗi cán bộ, đảng viên dù công tác ở cương vị nào cũng nêu cao trách
nhiệm và nâng cao cảnh giác, bảo đảm “giữ vững bên trong là chính”.
Hai
là, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung,
hình thức, trong đó tập trung tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa
thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng của các loại đối tượng làm
chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi cán bộ, đảng
viên, nhân dân khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận, hưởng ứng, bài viết
trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm trước bản thân, trước pháp
luật.
Ba
là, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số
28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường
công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông
tin mạng trong tình hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của
Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin
mạng; nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục quán
triệt và tổ chức triển khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng
chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng.
Bốn
là, thường xuyên cập nhật thông tin, phát huy
tích cực vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản. Chủ động tham mưu cho Đảng,
Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông, internet trong nước xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn
chặn các trang mạng phản động./.
T3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét