Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Nâng cao dân trí, văn hóa pháp luật cho toàn thể xã hội, từng người dân

 

Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Trước hết nhân dân cần hiểu (nhận thức được) mình có những quyền gì cả tầm tổng quát, lâu dài, lẫn quyền cụ thể. Đó mới là thông tin về chủ thể. Để có dân chủ, còn cần có thông tin về khách thể: đó là cái gì, tình hình gì đã diễn ra, sự biến đổi của tình hình đó, tác động của sự biến đổi ấy tới môi trường xã hội, tự nhiên, những thông tin khác về các vấn đề đó. Đây chính là thông tin “đầu vào” để chủ thể quyền lực- nhân dân- có thể phân tích, phát hiện tình huống có vấn đề nhằm tham gia giám sát, phản biện, đề xuất giải pháp…

Để dân “hiểu” rõ mọi vấn đề, họ cần có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, bình đẳng về thông tin (trừ những thông tin mật hoặc tuyệt mật) là điều kiện đầu tiên bảo đảm dân chủ khi tranh luận, thảo luận, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Muốn vậy trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là phải nâng cao dân trí, phải làm cho hoạt động của nhân dân mang tính tự giác ngày càng cao thông qua công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục. Sức mạnh thật sự của chế độ, của Đảng cầm quyền, của Nhà nước thể hiện ở trình độ dân trí cao, xã hội năng động, người dân biết phát huy tối đa năng lực của mình. Tất cả những điều đó chỉ trong chế độ dân chủ mới có khả năng tạo ra được. Không dựa trên cơ chế dân chủ thì không có một thứ pháp luật, đạo đức hay công cụ nào có thể năng chặn hữu hiệu sự thao túng của các “nhóm lợi ích”, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Chất lượng dân chủ của một xã hội phải được đo bằng sự chuẩn bị thông tin, cung cấp thông tin đầy đủ cho nhân dân để nhân dân được biết. Khi dân trí được nâng lên, nhân dân sẽ tham gia bàn bạc các công việc của xã hội, của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét