MISTEN - Sau dầu mỏ và khí đốt, các nước phương Tây đang tìm cách cấm vận urani của Nga. Tuy nhiên, chính họ cũng đang dựa vào dịch vụ và vật liệu của Moscow để vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân của mình.
Những tác động mà các nước phương Tây đang phải đối mặt do sự thống trị của Nga trên thị trường dầu mỏ và khí đốt tự nhiên toàn cầu là một thực tế được nhắc đến rất nhiều, dù cho tới nay việc tìm ra giải pháp vẫn là thách thức lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một rủi ro khác về năng lượng nhưng ít được chú ý hơn: đó là thị phần đáng kể của Nga trên thị trường điện hạt nhân toàn cầu.
Cú
sốc tiềm tàng từ điện hạt nhân
Điện
hạt nhân là một bộ phận quan trọng trong lưới điện của nhiều quốc gia. Các nước
châu Âu phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, trong đó Pháp sử dụng 69%
nguồn cung là từ điện hạt nhân; Ukraine 51%, Hungary 46%, Phần Lan 34% và Thụy
Điển 31%. Ở Mỹ, các lò phản ứng hạt nhân tạo ra 20% điện năng của quốc gia.
Tuy
nhiên, ảnh hưởng kinh tế từ xung đột ở Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung
nhiên liệu cho ngành công nghiệp điện hạt nhân toàn cầu, bởi Nga cũng đóng vai
trò đáng kể trong lĩnh vực này.
Theo
các chuyên gia Matt Bowen và Paul Dabbar tại Trung tâm Chính sách Năng lượng
Toàn cầu, các nước phương Tây cần đánh giá lại mức độ phụ thuộc vào Nga trong
lĩnh vực điện hạt nhân đồng thời tìm giải pháp thay thế, nếu không chính họ sẽ
phải đối mặt với một cú sốc năng lượng khác.
Trong
chuỗi giá trị hạt nhân thương mại, có một số phân đoạn mà ở đó một nhà cung cấp
của Nga cũng có thể tác động đến khả năng hoạt động của các lò phản ứng tại
phương Tây trong việc sản xuất điện.
Đối
với nhiên liệu hạt nhân, các phân đoạn này bao gồm khai thác và nghiền mịn
urani, chuyển đổi nhiên liệu urani và làm giàu urani.
Đối
với các lò phản ứng do Nga thiết kế, chúng bao gồm các dịch vụ và phụ tùng thay
thế mà chỉ nhà sản xuất thiết bị gốc mới có.
Nga
chiếm thị phần đáng kể trong nhiều phần của chuỗi cung ứng hạt nhân thông qua
Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế
giới, bao gồm cả Mỹ, đang rơi vào tình thế đầy thách thức.
Nếu
cấm vận urani Nga, phương Tây tự đánh vào chân mình
Để
gia tăng sức ép trừng phạt Nga, các nước phương Tây có thể muốn hạn chế ngân
sách mua nguồn nhiên liệu hạt nhân từ Rosatom để giảm rủi ro chuỗi cung ứng và
ngừng gửi tiền đến Nga, nhưng đồng thời, chính họ cũng đang dựa vào dịch vụ và
vật liệu của Nga để vận hành các lò phản ứng của mình.
Không
chỉ Mỹ, nhiều đồng minh và đối tác của Washington như Phần Lan, Cộng hòa Séc,
Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng đang vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân công
nghệ Nga. Nguy cơ đối với những quốc gia này là các lò phản ứng do Nga xây dựng
sẽ gặp khó khăn trong vận hành hoặc thậm chí ngừng hoạt động vì không có vật
liệu, thiết bị và dịch vụ để duy trì.
Theo
thời gian, các công ty của phương Tây có thể bắt đầu sản xuất sản phẩm thay thế
để bù lại nguồn cung thiếu hụt từ Nga. Về chuỗi cung ứng nhiên liệu urani, do
Nga chỉ khai thác 6% urani trên thế giới, các quốc gia và chủ sở hữu nhà máy
điện hạt nhân vẫn có thể tìm nguồn quặng urani khác trên toàn cầu.
Tuy
nhiên, Nga kiểm soát tới 40% thị trường chuyển đổi nhiên liệu urani toàn cầu,
trong đó “bánh vàng” urani oxide được chuyển thành urani hexafluoride - một
dạng khí cần thiết cho quá trình làm giàu. Urani tự nhiên có hàm lượng đồng vị
Urani-235 là 0,7% và quá trình chuyển đổi sẽ làm tăng hàm lượng U-235 lên 3-5%
cần thiết để vận hành các lò phản ứng hạt nhân.
Nga
cũng nắm giữ 46% năng lực làm giàu urani toàn cầu. Phần lớn trong số 439 lò
phản ứng trên khắp thế giới, bao gồm tất cả các lò phản ứng của Mỹ, đòi hỏi
phải có nhiên liệu urani được làm giàu. Mặc dù mỗi lò phản ứng có mức độ phụ
thuộc khác nhau vào các dịch vụ của Nga, nhưng về tổng thể vấn đề vẫn nằm ở sự
phụ thuộc vào vật liệu của Nga.
Một
thực tế rõ ràng, nếu Nga ngừng cung cấp urani đã làm giàu cho các công ty điện
lực của Mỹ, Washington có thể nhận thấy tác động đối với hoạt động của lò phản
ứng ngay trong năm nay hoặc năm sau. Điều đó có thể dẫn đến sự cố ngừng hoạt
động của các lò phản ứng, và do năng lượng hạt nhân chiếm hơn 20% công suất
phát điện ở các khu vực của Mỹ, giá điện sẽ còn tăng cao hơn mức lạm phát giá
điện hiện nay. Thậm chí ở sản lượng điện có thể sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu.
Cần
có giải pháp ngay từ bây giờ
Nếu
có bất kỳ câu hỏi nào về việc Nga có sử dụng quân bài xuất khẩu năng lượng phục
vụ cho các mục đích chính trị hay không, điều này đã được làm rõ khi Moscow
ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan hồi tháng 5.
Theo
các chuyên gia Matt Bowen và Paul Dabbar, Mỹ cần các chính sách chủ động và
thúc đẩy hành động để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về nhiên liệu urani. Ví
dụ, một cơ sở chuyển đổi nhiên liệu urani có trụ sở tại Mỹ đã ngừng hoạt động
trong nhiều năm, hiện có kế hoạch tái khởi động vào năm 2023. Dù chỉ hoạt động
với một nửa công suất thiết kế, nhưng cơ sở này vẫn có thể thay thế một lượng
lớn các dịch vụ chuyển đổi nhiên liệu của Nga với sự hỗ trợ từ chính sách của
chính phủ Mỹ cũng như đơn đặt hàng từ các công ty điện lực tư nhân.
Về
việc làm giàu urani, chính phủ Mỹ và các công ty điện lực tư nhân có thể xem
xét chiến lược mở rộng sản xuất và sử dụng công nghệ của Mỹ để thay thế nguồn
cung của Nga càng sớm càng tốt.
Hiện
nay, có 3 công ty lớn có thể mở rộng sản xuất là công ty tư nhân Centrus của
Mỹ, công ty Urenco thuộc sở hữu của Vương quốc Anh-Hà Lan-Đức và công ty Orano
thuộc sở hữu của Pháp. Ngoài ra, Mỹ cần một chuỗi nhiên liệu urani 100% công
nghệ Mỹ cho vũ khí hạt nhân và phục vụ các lò phản ứng hạt nhân của Hải quân
Mỹ.
Mỹ
đã mất năng lực làm giàu urani bằng công nghệ trong nước vào năm 2013 khi nhà
máy cuối cùng đóng cửa và Washington phải dựa vào lượng hàng tồn kho để sử dụng
cho các mục đích quân sự.
Việc
Nga thống trị các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hạt nhân là một rủi
ro tiềm ẩn của ngành năng lượng toàn cầu. Chính sách và đầu tư của khu vực tư
nhân cũng là yếu tố cần thiết để giải quyết thách thức này.
Xung
đột Nga-Ukraine có thể còn lâu mới kết thúc. Việc Moscow sử dụng năng lượng như
một vũ khí uy lực để “giáng đòn” vào các đồng minh của Ukraine cũng có thể mới
chỉ ở giai đoạn đầu. Các nước phương Tây cần giải pháp ngay từ bây giờ để thoát
khỏi sự phụ thuộc vào Nga trong chuỗi cung ứng năng lượng hạt nhân, cứu nền
kinh tế của họ khỏi những cú sốc năng lượng lớn hơn sau này.
vov.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét