Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

NHÌN TƯỢNG PHAN THANH GIẢN, TRƯƠNG VĨNH KÝ BỖNG NHỚ TƯỢNG TẦN CỐI (TRUNG QUỐC)!

         Theo trang của Hoan Bùi “Ngày 20/01/2008, Viện Sử học Việt Nam ra văn bản quyết định công nhận Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký là danh nhân, đại học sỹ yêu nước, có những đóng góp xứng đáng về chính trị, ngoại giao, văn hóa cho đất nước. 
Ngày 24/01/2008 Cục Di sản Văn hoá ra chỉ thị kiểm kê, phục dựng, trùng tu các di tích văn hoá liên quan đến Phan Thanh Giản; cho phép các tỉnh Bến Tre, Đồng tháp lập đền thờ, dựng tượng Phan Thanh Giản,Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Ánh.
Tháng 8/2008 Khánh thành tượng Phan Thanh Giản tại Vĩnh Long. 
Ngày 18/4/2009 hoàn thành và an vị tượng Phan Thanh Giản tại Văn Thánh Miếu.
 Cuối năm 2008 Bến Tre khánh thành tượng Phan Thanh Giản tại Trường THPT Ba Tri.
 Ngày 21/5/2009 Cần Thơ tổ chức Hội thảo trả lại tên trường Phản Thanh Giản Cần Thơ.
Ngày 14/10/2009 Cần Thơ, tổ chức Hội thảo lấy tên Phan Thanh Giản thay cho tên trường Châu Văn Liêm”. 
Đây là một việc làm vội vã, vô lối của Viện Sử học Việt Nam và Cục Di sản Văn hóa; một hành động “lật sử” trắng trợn và lố bịch, biến những tên tội đồ của dân tộc thành danh nhân, người có công với nước.
Về việc này, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐNDVN, cho biết “ về xem xét vai trò của Phan Thanh Giản, ngay khi Bác Hồ còn sống cũng có ý kiến đề nghị nên có đánh giá thống nhất về ông này. Lúc đó BCT đã giao cho đồng chí Trường Chinh chủ trì; cùng dự có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng các nhà sử học hàng đầu Việt Nam như ông Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Viện ... tổ chức Hội thảo đánh giá về con người này, kết luận Hội thảo đã thống nhất Phan Thanh Giản là kẻ có tội với dân, với nước, bán nước cầu vinh ... thế những sau này PHL đã tổ chức một Hội thảo bác bỏ kết luận của TƯ trước đây và rửa tội cho PTG để mở đầu cho âm mưu xét lại lịch sử cho đến hiện nay . Ta cần đề cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với luận điệu sai trái nâng công rửa tội cho bọn bán nước, tay sai thực dân, đế quốc”.
Tôi bỗng nhớ đến tượng Tần Cối ở Hàng Châu (Chiết Giang, TQ). Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký khác gì Tần Cối đâu.
Tần Cối (1091 - 1155), thời trẻ là người có tài, học giỏi, sau được trọng dụng cất nhắc dần lên tới chức Tể Tướng thời Nam Tống. Thế nhưng vì thiếu lòng trung với nước, lại có mấy năm bị khiếp sợ do bị phương Bắc bắt giữ mà dần dần bị tha hóa , bán thân cho ngoại bang (nước Kim), cam tâm làm một kẻ tay sai, đại diện cho nước ngoài ngay tại triều đình nước mình.
Thời ấy, có Nhạc Phi xuất thân từ một gia đình nghèo khó, do học giỏi, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực mà dần dần trở thành một vị tướng nổi tiếng của triều Tống. Nhạc Phi dẫn binh chống lại quân Kim, được nhân dân cả nước tín nhiệm yêu quý. Vì Nhạc Phi chủ trương kiên quyết kháng Kim, mà ông đã trở thành chướng ngại lớn nhất trong kế hoạch cầu hòa, bán nước của Tần Cối.
Tần Cối đã không từ một thủ đoạn nào để lập mưu hãm hại Nhạc Phi. Hắn không ngừng tấu với vua Cao Tông rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của Tống triều. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần cối căm tức lắm. Hắn tâu lên rằng: thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế…Cuối cùng do âm mưu thâm độc của Tần Cối và vợ là Vương Thị mà Nhạc Phi và con là Nhạc Vân cùng nhiều tướng lĩnh khác bị mang ra xử chém. 
Đến đời Tống Minh Tông, Nhạc Phi được minh oan. Người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ phong cảnh tươi đẹp, về sau lại dựng Nhạc Miếu ở phía đông ngôi mộ. Trong khuôn viên miếu Nhạc Phi, tượng Tần Cối được đúc bằng gang, cùng vợ là Vương Thị bị còng tay quỳ trước mộ để người đi qua nhổ nước bọt hoặc lấy những thứ dơ bẩn nhét vào mồm.  
Cho đến ngày nay, món bánh giò cháo quẩy của người Hoa được làm bằng bột chiên trong dầu, luôn luôn làm từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu hành tội./.


Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét