MISTEN - Chủ nghĩa cá nhân làm tổn hại uy tín và xói mòn phẩm chất, đạo đức “Bộ đội Cụ Hồ”
Chủ
nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung của đạo đức cách mạng; sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là thứ giặc “nội xâm”, nguy hiểm và
chiến thắng nó còn khó khăn hơn cả chiến thắng kẻ thù cầm gươm, cầm súng trên
chiến trường; chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ,
đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, bởi “do cá nhân chủ nghĩa mà phạm sai lầm”1.
Người cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người
yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá
nhân”2. Nó là một trong ba loại giặc vô cùng nguy hiểm, với những biểu hiện rất
đa dạng, lúc tinh vi, kín đáo, khi lộ liễu trắng trợn, biến báo, khó lường,
xuất hiện ở nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Phẩm
chất “Bộ đội Cụ Hồ” được xây đắp nên từ sự phấn đấu, hy sinh vô bờ của lớp lớp
thế hệ cán bộ, chiến sĩ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh;
được nhân dân hết lòng thương yêu đùm bọc, giúp đỡ, nuôi dưỡng và yêu quý dành
tặng, tôn vinh. Vinh dự, tự hào với danh hiệu cao quý đó, cán bộ, chiến sĩ Quân
đội nhân dân luôn trân trọng, gìn giữ, phát huy, không ngừng tô thắm, làm sáng
thêm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Tuy vậy, trong thực tiễn, mặc dù
thường xuyên được giáo dục, rèn luyện và có kỷ luật nghiêm minh, song, ở một bộ
phận cán bộ, chiến sĩ do lười tu dưỡng, rèn luyện đã sa vào chủ nghĩa cá nhân -
thứ giặc “nội xâm”, trùng độc nguy hiểm ngay trong mỗi con người và trong lòng
Quân đội. Tuy không nhiều, nhưng là những “con sâu làm rầu nồi canh”, làm tổn
hại uy tín và xói mòn phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị.
Bởi
lẽ, chủ nghĩa cá nhân nó làm cho người quân nhân không thực hiện đúng 10 Lời
thề danh dự và 12 Điều kỷ luật của quân nhân, mà biểu hiện trước hết là phai
nhạt bản chất giai cấp công nhân, phản bội mục tiêu, lý tưởng cách mạng, không
trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Nó hoàn toàn ngược lại tinh thần sẵn
sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân - phẩm chất cao quý, quan trọng
hàng đầu của “Bộ đội Cụ Hồ”. Hệ quả của việc phai nhạt, phản bội mục tiêu, lý
tưởng cách mạng sẽ dẫn đến không phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, của tổ chức,
sợ gian khổ, hy sinh, không nhận nhiệm vụ, đầu hàng, chạy theo địch, mà điển
hình của những kẻ “trở cờ” phản bội là Bùi Tín, minh chứng rõ nét nhất của việc
sa vào chủ nghĩa cá nhân, phản bội Tổ quốc. Hiện nay, trước sự chống phá quyết
liệt của các thế lực thù địch và sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị
trường,... một số ít quân nhân không giữ được mình sa vào chủ nghĩa cá nhân,
phai nhạt, mục tiêu, lý tưởng cách mạng, biểu hiện là: nói, viết và làm không
đúng nghị quyết, chỉ thị, quy định, nguyên tắc của Đảng, kỷ luật của Quân đội;
sa sút ý chí phấn đấu, không phục tùng mệnh lệnh, không gương mẫu trong công
tác, thiếu tính kỷ luật và kỷ luật không nghiêm. Điều này không chỉ làm phai
nhạt hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả,
chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị ngay từ cơ sở.
Chủ
nghĩa cá nhân làm cho những quân nhân sa vào chỉ biết và luôn đặt lợi ích của
bản thân, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của tập thể đơn vị,
Quân đội và của dân tộc. Đây là điều trái ngược với đạo đức cách mạng của người
quân nhân là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và Lời thề luôn nêu cao
tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí - một giá trị cốt lõi của đạo
đức, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Không chỉ vậy, nó còn làm băng hoại những giá
trị tốt đẹp của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là: đạo đức cách mạng trong sáng, lối
sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, chân thành, lạc quan; nói đi đôi với làm,
luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; không thỏa mãn với
thành tích, không chùn bước trước khó khăn, nguy hiểm. Biểu hiện rõ nét nhất
của những quân nhân khi sa vào chủ nghĩa cá nhân là không quan tâm đến lợi ích
chung, làm việc gì cũng chỉ mưu cầu cho lợi ích cá nhân; sống ích kỷ, thực
dụng, cơ hội, vụ lợi; ganh ghét, đố kị, so bì, tị nạnh, không muốn người khác
hơn mình, v.v. Để đạt mục đích, họ bất chấp tất cả, vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức;
cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, v.v. Tác
hại này càng đặc biệt nguy hiểm, khi những người cá nhân chủ nghĩa lại là những
cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị. Đó chính là sự
nguy hiểm tiềm tàng làm cho Quân đội mất dần tính cách mạng, tính Đảng, tính
nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Quân đội - lực lượng chính trị
trung thành chiến đấu bảo vệ Đảng và chế độ.
Việc
chỉ biết và luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết còn biểu hiện ở sự háo danh,
tự cao, tự đại, thích được ca ngợi, sùng bái bản thân, tham vọng quyền lực, địa
vị; chạy chức, chạy quyền, chạy thành tích, chạy tội, mua và sử dụng bằng cấp
giả, giấy tờ giả; thiếu ý thức và trách nhiệm với tập thể, không chấp hành sự
phân công, điều động của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác; đùn đẩy
trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, không tận tâm, tận lực với công việc, không
sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Và, để đạt được mục đích tham danh
trục lợi, địa vị quyền hành, họ coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc
đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn, mắc bệnh quan liêu,
mệnh lệnh và không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến
bộ. Trên thực tế, đó cũng chính là những người luôn “dùng của công làm việc
tư”, “ham địa vị, hay lên mặt”, chỉ ưa người khác “tâng bốc mình, khen ngợi
mình”, “ưa sai khiến người khác”, “tự thấy mình cái gì cũng giỏi”, kiêu ngạo,
hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, ích kỷ, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật,
kém tinh thần trách nhiệm, v.v. Hậu quả của những hành vi trên làm cho người
mắc căn bệnh này ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa
hoa tất yếu dẫn đến việc ỷ thế vào quyền hạn và trách nhiệm được trao, ỷ thế
vào quyền lực tại các cơ quan, đơn vị để kéo bè, kéo cánh, chăm chút cho lợi
ích của mình và nhóm mình mà bất chấp tất cả, coi thường kỷ cương phép nước, kỷ
luật Quân đội để đạt mục đích tư lợi cá nhân.
Cùng
với đó, còn là biểu hiện ngại va chạm, dĩ hòa vi quý, “thấy đúng không bảo vệ”,
“thấy sai không đấu tranh”; không có tinh thần tự phê bình và phê bình; lợi
dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê
phán người khác với động cơ và mục đích không trong sáng; đoàn kết xuôi chiều,
dân chủ hình thức,... mà thờ ơ, vô cảm, bàng quang trước những khó khăn, nguyện
vọng chính đáng của đồng chí, đồng đội và nhân dân. Đây là cách ứng xử tiêu
cực, làm thui chột sức mạnh tập thể, giảm sức chiến đấu của đảng viên, tổ chức
đảng. Nó đối lập với một trong những đặc trưng cơ bản của phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ” là: luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám
chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn
trọng và lắng nghe ý kiến góp ý với tinh thần cầu thị; kỷ luật tự giác, nghiêm
minh; gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Quân đội.
Những
biểu hiện trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, gây ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Nó không chỉ đối lập với phẩm chất tốt đẹp của những người quân nhân cách
mạng đầy nhiệt huyết, dũng cảm trong chiến đấu, công tác, mà còn làm tổn hại
đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân, gây chia rẽ khối đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ, làm mất dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
Ngược
dòng lịch sử, trong khi cả nước đang huy động sức người, sức của để kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, thì Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu,
sa vào chủ nghĩa cá nhân, thoái hóa, biến chất, tham ô, đục khoét công quỹ của
Nhà nước, đã bị Tòa án binh xử tử hình về tội tham nhũng đến nay vẫn là bài học
đắt giá, còn nguyên tính thời sự. Nhưng một số quân nhân, trong đó có cả sĩ
quan cao cấp, tướng lĩnh hiện nay không rút kinh nghiệm để tránh xa, ngược lại
chỉ lo cho bản thân “vinh thân, phì gia”, sa vào chủ nghĩa cá nhân mà vi phạm
kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước. Nó không chỉ trực tiếp phá hoại phẩm
chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, mà còn gây bức xúc trong dư luận, làm giảm
sự tin yêu của nhân dân với Quân đội. Bên cạnh đó, những vụ vi phạm kỷ luật
trong quan hệ quân - dân; quan hệ của cán bộ với chiến sĩ; giữa chiến sĩ cũ với
chiến sĩ mới,... ở một số cơ quan, đơn vị trong toàn quân cũng chính là những
việc làm đối lập với đặc trưng: chăm lo xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, thống
nhất trong nội bộ, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội như anh em ruột thịt;
lắng nghe, tôn trọng, học hỏi, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng
hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân của “Bộ đội Cụ Hồ”. Những vi
phạm đó lâu dần sẽ dẫn đến sự chia rẽ cán - binh, không quy tụ được sức mạnh
tổng hợp của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong chiến đấu; nó còn
là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, phá hoại chia rẽ mối quan
hệ đoàn kết máu thịt quân - dân, một bảo đảm quan trọng để Quân đội ta chiến
đấu, chiến thắng.
Hiện
nay, vẫn phải khẳng định rằng: truyền thống của Quân đội, khí phách “Bộ đội Cụ
Hồ” về cơ bản vẫn được phát huy tốt; cán bộ, chiến sĩ Quân đội vẫn được nhân
dân tín nhiệm, yêu thương, đang ngày đêm bám sát nhiệm vụ canh giữ biển, trời,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Song, những sai phạm của một số quân
nhân do sa vào chủ nghĩa cá nhân thời gian qua, tuy chỉ là đơn lẻ, cá biệt ở
một vài cơ quan, đơn vị, nhưng nếu không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn
kịp thời, sẽ gây ra hậu quả không nhỏ, làm tổn hại và xói mòn phẩm chất, truyền
thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; làm biến dạng, méo mó các mối quan hệ và ảnh
hưởng tiêu cực đến việc xây dựng môi trường văn hóa quân sự, nhất là trong xây
dựng đơn vị vững mạnh về chính trị - cơ sở nền tảng quan trọng để nâng cao chất
lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
_________________
1
- Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 547.
2
- Sđd, tr. 672.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét