Chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành một tất yếu khách quan, hội nhập để phát triển, muốn phát triển phải hội nhập. Quá trình hội nhập quốc tế, một mặt chi phối sâu sắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, văn học nghệ thuật ở các quốc gia, các khu vực của thế giới, mặt khác, dẫn đến nguy cơ rạn vỡ, tan biến của những nền văn hóa thiếu bản lĩnh… thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được đặt ra như một yêu cầu sống còn của nền văn hóa.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, dân tộc là cái trường tồn trong phát triển và văn hoá là tinh hoa của dân tộc, Người luôn luôn quan tâm đến việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Giữ gìn, bảo vệ, phát triển vốn văn hoá của dân tộc với tinh thần cách mạng chân chính để thâu thái cái hay, cái tốt của cha ông để lại; Giữ gìn, bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc không phải là đóng cửa, khép kín mà phải mở rộng giao lưu văn hoá với thế giới để văn hoá dân tộc ngày càng phát triển; Học tập văn hoá tiên tiến của các nước, tiếp thu có chọn lọc tránh nguy cơ dập khuôn máy móc mất dần bản sắc dân tộc..
Hồ Chí Minh - Người là hình ảnh của dân
tộc Việt Nam trong tính cách, tâm hồn, phong thái, lời ăn tiếng nói, Người tiêu
biểu cho đạo lý làm người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tinh thần và sức mạnh
Việt Nam, Người hết sức nhạy cảm với tất cả những gì liên quan đến truyền
thống, đến vận mệnh của dân tộc.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, bảo về và phát triển nền văn hóa dân tộc hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, giao lưu
với cộng đồng thế giới đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của nhân
loại, một dân tộc nào đó sẽ không còn là chính mình nếu đánh mất bản sắc văn
hóa dân tộc. Vì vậy, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là
những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể tồn tại và phát triển
trong xu thế toàn cầu hóa.
Cốt cách
dân tộc được coi là “chất”, là “bộ gen” của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn “bộ gen” quý đó. Một nền văn hóa giữ được
cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ sức đề kháng, chống lại sự “ô
nhiễm văn hóa” hay “sự xâm lăng văn hóa” một cách vô thức hay có chủ định. Đây
là điều kiện cơ bản để “tiếp biến” văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức
tạp của khách quan. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được
với những cái mới và “dân tộc hóa” cái mới để biến nó thành tài sản của dân
tộc, mang hồn dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét