Đấu
tranh có hiệu quả với tham nhũng, tiêu cực
Phát biểu tại
phiên thảo luận, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) đề nghị đẩy mạnh hoàn
thiện thể chế, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy quản lý một cách
thực chất, nhất là người đứng đầu; điều chỉnh bổ sung chính sách hợp lý, khuyến
khích đổi mới kỹ thuật công nghệ, phát triển doanh nghiệp, cơ sở kinh tế dựa
trên thành tựu mới của Cách mạng công nghiệp 4.0; có giải pháp thích hợp mở
rộng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, thị trường vốn quốc tế và
trong nưáớc.
Tiếp tục có biện
pháp pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế đủ mạnh nhằm ngăn chặn, đấu tranh
có hiệu quả với tham nhũng, tiêu cực, làm lành mạnh hóa bộ máy quản lý Nhà
nước.
Cũng phát biểu về nội dung này, đại biểu Siu
Hương (Gia Lai) đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường chi đầu tư cho khoa học
và công nghệ, kinh phí Nhà nước đầu tư tập trung cho việc xây dựng và hoàn thiện
giải pháp triển khai thực hiện các mô hình mới, mô hình điểm, hỗ trợ kinh phí để
nhân rộng các kết quả nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng
kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) cũng đề
nghị Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng kinh doanh,
đặc biệt là vào các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao để củng cố nền tảng công
nghiệp trong nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời khuyến
khích các doanh nghiệp FDI sử dụng nguồn lao động là người Việt Nam chất lượng
cao.
Hiến kế khắc phục khó khăn tăng trưởng
kinh tế
Để đạt mục tiêu
kinh tế tăng trưởng 6 đến 6.5%, kiểm soát lạm phát 4 % trong năm 2022, đại biểu
Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) kiến nghị Chính phủ cần xây dựng hệ thống các
giải pháp đồng bộ từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thích ứng với các kịch
bản. Trong đó lưu ý đến hai biến số quan trọng là giá xăng dầu và giá
lương thực.
Trước mắt cần ưu
tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. “Theo
đó, Chính phủ nên sớm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm các loại
thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với
các mặt hàng, trong đó mặt hàng quan trọng nhất là mặt hàng xăng dầu” – đại
biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị.
Bên cạnh đó, đại
biểu cũng kiến nghị hỗ trợ giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp giữ giá bán hàng hóa, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm
soát giá, chống đầu cơ, chống các hành vi té nước theo mưa và khuyến nghị các
chương trình bình ổn giá tại các địa phương, tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất.
Đồng thời Chính
phủ cần tập trung kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành thực hiện nhanh, hiệu quả gói
tài khóa tiền tệ theo tinh thần Nghị quyết 43 của Quốc hội. Trước mắt, cần ưu
tiên triển khai gói hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm, trợ tiền
thuê nhà cho người lao động. Đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp, nền
tảng công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, đẩy nhanh
chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và đầu
tư nhiều hơn nữa cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đây là thế mạnh
của nước ta và các nước trên thế giới đang bị khủng hoảng lương thực. Triển
khai đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải tiếp tục cắt giảm các
khoản chi chưa cấp thiết, phối hợp hài hòa, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa.
“Chính sách tiền
tệ phải theo hướng thận trọng, điều hành lãi suất theo lạm phát cơ bản, lạm
phát mục tiêu, ưu tiên dòng vốn tín vụng cho sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng
tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Đảm bảo thanh
khoản cho thị trường tiền tệ, không để lãi suất tăng cao, cản trở quá trình
phục hồi của nền kinh tế” – đại biểu kiến nghị.
Đại biểu Siu Hương (đoàn Gia Lai) đề nghị Chính
phủ tập trung chỉ đạo điều hành 6 nhóm vấn đề để phát triển sản xuất, nâng cao
mức sống của người dân, trong đó đề nghị phát triển hệ thống giao thông. Đại biểu
cho biết, những năm qua, việc xây dựng các tuyến đường cao tốc được quan tâm
tuy nhiên trong thực hiện nhiều dự án triển khai chậm do vướng mắc từ khâu đền
bù, giải phóng mặt bằng. Do vậy, đại biểu đề xuất Chính phủ xem xét tách
giải phóng bằng thành một dự án độc lập đối với những dự án đầu tư Nhóm A; thực
hiện tốt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét