Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

QUYẾT LIỆT, KHÔNG CÓ VÙNG CẤM, NGOẠI LỆ TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

 

Ở Việt Nam, việc đấu tranh chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa phương… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.
Những nhiệm kỳ gần đây, khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị thì các phần tử phản động, cơ hội, các thế lực thù địch đã xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh này bằng những luận điệu phản động như: "Tham nhũng là sản phẩm của chế độ độc Đảng ở Việt Nam", nên "không được tham nhũng, thì hệ thống đảng sẽ tự rệu rã, tự giải tán". Việt Nam "càng chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng gia tăng vì không có dân chủ". Việt Nam "không thể chống tham nhũng thành công vì đó là do các phe cánh trong Đảng đấu đá nhau". Ở Việt Nam, "đấu tranh chống tham nhũng chỉ là cái cớ, thực chất là sự phân chia quyền lực" và chống tham nhũng là "các trận đấu giữa băng này với nhóm kia trong hệ thống chính trị, trong hệ thống công quyền"…
Thực tế, đấu tranh chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa phương… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.
ĐẨY MẠNH CHỐNG THAM NHŨNG GẮN VỚI KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG ĐẢNG
Ở Việt Nam, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ rất sớm; đã được Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng triển khai gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng suốt hành trình hơn 92 năm qua; đặc biệt được đẩy mạnh trong hơn trong hơn 35 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Để phòng và đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả, thời gian qua, Đảng không chỉ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận liên quan đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói chung; công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng nói riêng mà còn lãnh đạo chặt chẽ công tác này để nhằm mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tiếp tục tinh thần phòng và đấu tranh chống tham nhũng của các nhiệm kỳ trước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh việc phải “khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”(1); đồng thời, "triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”(2).
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nhiệm kỳ này được triển khai nghiêm túc, đồng bộ gắn liền với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Kết luận số 21 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm và các quy định về nêu gương… để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh.
Đặc biệt, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại phiên họp thứ 21 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngày 20/1/2022 cho thấy chủ trương kiên quyết của Đảng đối với công tác này. Cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022 mà các cơ quan, ban, ngành chức năng cần phải triển khai, đó là "tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để "không thể tham nhũng"; cụ thể hoá, thể chế hoá đầy đủ, kịp thời các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, bảo đảm thực chất, hiệu quả".
Thực tế, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng là đấu tranh chống tham nhũng phải luôn tuân thủ quy định của pháp luật; đấu tranh chống tham nhũng phải quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ… những kết quả đạt được của công tác này những năm qua không chỉ tạo được bước đột phá mà còn góp phần từng bước hình thành cơ chế răn đe để mỗi cán bộ, đảng viên ở các cơ quan công quyền "không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng"…
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên tham ô, tham nhũng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phạn không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong từng tổ chức Đảng vẫn chưa thể ngăn chặn, chưa được đẩy lùi triệt để. Cho nên, cũng chưa bao giờ lại có nhiều cán bộ cấp cao vướng vào vòng lao lý vì tham nhũng, cố ý làm trái pháp luật như nhiệm kỳ khóa XII và nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng. Đồng thời, cũng chưa bao giờ công cuộc phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị về "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" lại trở nên cấp bách và có ý nghĩa như vậy.
Từ các vụ án về tham nhũng và các hành vi tiêu cực, có thể thấy rằng, tham nhũng và tiêu cực trong lĩnh vực nào, ở cấp nào cũng đều làm ảnh hưởng tới sự trong sạch của bộ máy Đảng và Nhà nước; cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, phẩm chất đạo đức và vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đồng thời, cũng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì thế, càng nhiều khó khăn thử thách, Đảng càng phải đẩy mạnh công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với phòng, chống tiêu cực; nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng.
Vì vậy, những nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại phiên họp thứ 21 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực chắc chắn không phải là "sự thừa nhận thất bại" của cuộc đấu tranh này như các thế lực thù địch đã xuyên tạc, mà đó chính là một cách đánh giá đúng thực trạng, để tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn, nâng cao hiệu quả của công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.
Việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 32 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 26 cán bộ diện Trung ương quản lý liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm (4 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên Trung ương; 2 nguyên Bộ trưởng, 1 bí thư tỉnh uỷ, 5 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng; 2 nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; 3 nguyên phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 13 sĩ quan đương chức cấp tướng trong lực lượng vũ trang) trong năm 2021 chính là thượng tôn pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là, bất kể cá nhân hay tổ chức nào vi phạm pháp luật, đầu cơ, tham ô, tham nhũng hay nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp thì đều phải bị xử lý nghiêm minh. Thực chất việc đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng chính là đau xót "cắt bỏ một cành cây hỏng để cứu cả thân cây", là phải "chặt bỏ một cây sâu bệnh để cứu cả một rừng cây xanh tốt" nhằm làm trong sạch đội ngũ, trong sạch tổ chức, chứ không phải đó "là một cái cớ để các phe nhóm trong đảng đưa nhau ra tòa, vào tù trong cuộc chiến giành quyền và lợi trong đảng" như các thế lực thù địch xuyên tạc.
Lâu nay, nhân danh dân chủ và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, các phần tử cơ hội, phản động, suy thoái như Trân Văn, Trần Văn Chánh, Tâm Chánh, Phạm Trần, JB Nguyễn Hữu Vinh… thường theo đuôi các thế lực thù địch, bẻ cong sự thật những ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; suy diễn, cắt cúp theo chủ ý mình những bài viết đăng trên các trang Tuyengiao.vn; Quân đội nhân dân; Xây dựng Đảng… để xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và phủ nhận những kết quả đạt được trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói chung, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam nói riêng. Vì thế, phải khẳng định chắc chắn rằng, đấu tranh chống tham nhũng không phải là sự tranh giành quyền lực, lại càng không phải là sự tranh chấp giữa các phe nhóm về lợi ích.
Việc các phần tử nêu trên tự suy diễn và quy chụp rằng chống tham nhũng ở Việt Nam bị lạm dụng để biến thành những cuộc thanh trừng phe phái, "mạnh được yếu thua" chỉ là sự bịa đặt thiển cận. Thực tế, ở Việt Nam, không phải tham nhũng "càng chống càng tăng về quy mô, tính chất" và biểu hiện ngày càng "hung hãn, kịch liệt, tinh vi" mà là càng làm nghiêm khắc, triệt để thì càng phát hiện sớm những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vụ lợi từ những người đã suy thoái để kịp thời xử lý theo pháp luật. Thực tế, chủ trương phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; những kết quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua không chỉ góp phần cảnh tỉnh, răn đe những người muốn lợi dụng/lạm dụng quyền lực để tham nhũng mà còn từng bước được ngăn chặn, kiểm soát được tham nhũng, tiêu cực.
Với sự vào cuộc của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, công cuộc phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực dù diễn ra gay go, ác liệt, lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, song nhất định sẽ thắng lợi. Tham nhũng, tiêu cực ở các cấp, các địa bàn; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan công quyền của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm tin yêu, sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân.
THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH LÀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN
Đại hội XIII của Đảng, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Quy định số 32-QĐ/TW ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị và nhiều Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) thời gian gần đây đã nhấn mạnh trọng tâm phải đẩy mạnh phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong cả hệ thống chính trị. Trong đó, tập trung gắn phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực với phòng và chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị. Đi liền cùng đó là phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phát hiện, xử lý tham ô, tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở; khắc phục tình trạng trên nóng, dưới lạnh…
Sau 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Kết luận 10), công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã có những bước tiến tích cực; tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn… Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, tình trạng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn kịp thời. Tại các cấp, vẫn còn những vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, những biểu hiện tiêu cực trá hình có tổ chức, rất tinh vi, phức tạp, không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Trong khi đó, một số nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kết luận số 10-KL/TW tuy đã được triển khai thực hiện, song vẫn còn chậm và hiệu quả chưa cao…
Vì thế, ngày 6/4/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Thông báo Kết luận số 12-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Kết luận 12). Trong đó, những yêu cầu được nêu trong Kết luận 12 là phải khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; các quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Đồng thời, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Đi liền cùng đó là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Thanh tra, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật Tiếp công dân và các dự án luật khác liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… để tiếp tục đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở; để xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Vì thế, trên tinh thần vừa kế thừa kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo Trung ương, vừa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương và nhất là để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) không chỉ được xem là “cánh tay nối dài của Trung ương” để sâu sát hơn, kịp thời hơn trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, bức xúc trong dân ở các địa phương mà còn thiết thực làm cho công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo, tiến hành thống nhất, liền mạch, chặt chẽ theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
Việc Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh mà Bí thư tỉnh ủy, thành ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh theo Quy định 67-QĐ/TW ngày 2/6/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thể hiện chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt, không ngừng, không nghỉ; là thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, không bao che với các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên tinh thần "trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt” để đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo TS. Nguyễn Đình Quyền - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì chủ trương lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là cần thiết và thực tế đã và đang được triển khai trên cả nước. Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những thiết chế rất đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam. Việc từ Trung ương đến địa phương đều có cơ quan thực thi nhiệm vụ phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ góp phần làm tốt hơn việc kiểm soát quyền lực chính trị, kiểm soát trách nhiệm công vụ đối với hoạt động phòng, đấu tranh chống tham nhũng của các cơ quan/tổ chức/đơn vị và những người có chức vụ/quyền hạn trong hệ thống chính trị, trong bộ máy Nhà nước, mà còn góp phần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập về mặt thể chế, chủ trương, đường lối để tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên thực tế.
Thống nhất trong chủ trương và quyết liệt trong xử lý các vụ án tham nhũng, các hành vi tiêu cực là thiết thực phòng, chống, ngăn chặn, đầy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; là để làm trong sạch Đảng, để Đảng xứng đáng với vai trò tiền phong.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là một minh chứng cho thấy, chưa bao giờ công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực lại được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả như hiện nay. Cũng chưa bao giờ, những chủ trương đúng đắn, những chỉ đạo sát sao và những dấu ấn nổi bật trong công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam lại tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội; lại góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước như hiện nay.
vubao16-st
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH'
5
1 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét