Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự
chủ, gắn liền với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng có ý nghĩa hết sức đặc biệt quan trọng đối với nước ta trong tình hình mới. Thủ tướng cũng nói thêm rằng, Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là để không phụ thuộc, nhưng không phải tự cung, tự cấp. Vậy tình hình mới được Thủ Tướng nhắc tới ở trên là gì? Độc lập tự chủ về kinh tế có khác gì so với tự cung tự cấp? Và vì sao trong tình hình mới, độc lập tự chủ gắn liền với tích cực hội nhập quốc tế lại mang ý nghĩa quan trọng với Việt Nam?Tình hình mới mà Thủ Tướng nhắc đến, có thể hiểu với một hàm
ý sâu xa, là đang ám chỉ một tình hình đầy bất ổn của các nước hiện nay. Nếu 5
hay 10 năm trước, người ta thường tung hô về một nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi
mà các nước dù xa hay rất xa nhau vẫn có thể giao thương dễ dàng với nhau thì
nay, tiến trình toàn cầu hóa đầy thơ mộng ngày nào đang bị tan đàn xẻ nghé đến
mức khó có thể phục hồi. Bất lợi nhất vẫn là các nước đang phát triển như Việt
Nam. Vì Việt Nam đi sau nên chưa kịp thụ hưởng hết những lợi ích mà nền kinh tế
toàn cầu mang lại.
Nguy cơ lớn nhất khiến cho tiến trình toàn cầu hóa bị đứt
gãy tất nhiên không đến từ dịch bệnh hay thiên tai, mà lại đến từ xung đột
chính trị giữa các quốc gia. Khác với những thập niên về trước, Mỹ vẫn còn nắm
giữ vai trò trung tâm của thế giới nhưng hiện nay, khi Nga và Trung Quốc trỗi
dậy. Xung đột Ukraine là một lời nhắn rằng Mỹ hoàn toàn bất lực trong việc ngăn
cản Nga. Cuộc xung đột giữa ba ông lớn sẽ tạo lập ra những phe phái đối nghịch
nhau. Các nước sẽ chọn phe! Như Triều Tiên thì ủng hộ Nga, Nhật Hàn thì ủng hộ
Mỹ. Từ đây cuộc chiến tranh ngôi lãnh đạo của các siêu cường sẽ làm những mầm
mống xung đột khắp nơi trên thế giới chực chờ bao năm qua bắt đầu bùng nổ.
Trong đó gần là có Triều Tiên với Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc, xa thì là Ấn Độ
và Pakistan hay như việc Nhật và Nga cũng tranh chấp kịch liệt ở quần đảo
Kuril.
Ukraine chỉ mới là đốm lửa đầu tiên, tình hình thế giới giờ
đang nóng như một chảo lửa, đặt nền kinh tế Việt Nam ta vào trong một giai đoạn
cực kỳ thách thức. Giai đoạn mà tiến trình toàn cầu hóa bị đe dọa nghiêm trọng
bởi các khối xung đột. Đó là lý do vì sao Thủ Tướng nhấn mạnh rằng trong tình
hình mới, độc lập, tự chủ về kinh tế là rất quan trọng, nhằm tránh bị phụ thuộc
vào một bên nào. Và quan trọng hơn hết, là phải biết phát triển nền kinh tế
theo hướng “độc lập, tự chủ” khác hoàn toàn với “tự cung, tự cấp”.
Như đã nói, mục tiêu nền tảng nhất trong đường hướng về phát
triển nền kinh tế vĩ mô hiện nay chính là không để bị phụ thuộc. Mà làm sao để
không bị phụ thuộc, thì Việt Nam phải càng dũng cảm, tích cực thúc đẩy quan hệ
thương mại với thật nhiều quốc gia. Bất chấp những quốc gia đó có xung đột với
nhau, thì Việt Nam vẫn phải tìm cách đứng ở giữa, từ đó mới đa dạng được nguồn
cung nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Muốn độc lập, tự chủ được về mặt kinh tế thì phía sau đó
Việt Nam phải vừa duy trì được đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất
trong nước. Vừa phải duy trì được vị thế, thương hiệu xuất khẩu của mình ở các
thị trường của thật nhiều quốc gia. Từ đó, mới đạt được mục tiêu cốt lõi là giúp
đất nước không bị phụ thuộc cực đoan vào một thị trường nào. Trong cuộc chạy
đua để tăng trưởng hiện nay, phụ thuộc vào một thị trường chính là đào hố chôn
mình. Và việc tự cung tự cấp cũng chẳng khác gì việc chúng ta phụ thuộc vào duy
nhất một thị trường, đó chính là thị trường trong nước. Do đó chính sách độc
lập, tự chủ mà Thủ tướng đề ra thật sự là một thách thức. Vì nó đòi hỏi phải
dám đứng lên đương đầu trước tình hình mới để dẫn dắt Việt Nam ngày một đi lên,
chứ không phải sợ sệt trước những thay đổi của thế giới rồi quay sang thực hiện
tự cung tự cấp. Đó cũng là lý do vì sao mà độc lập tự chủ thôi vẫn chưa đủ,
phải gắn với hội nhập với thế giới thì nền kinh tế mới phát triển bền vững được
trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét