Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

THỪA THIÊN - HUẾ KHÔNG THỂ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ĐỂ VINH DANH NGUYỄN ÁNH!

     Chiều 31/5, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long (1802-2022). Họ cho rằng nên đặt đường Gia Long - Nguyễn Ánh. Đó là một trong những đề xuất của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử tại tọa đàm khoa học với chủ đề Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long. Họ cho rằng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có kế hoạch đặt tên đường Nguyễn Ánh trên phạm vi toàn tỉnh. Xin có đôi lời gửi Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lịch sử của dân tộc gần 5000 năm là cả một bản thiên anh hùng ca, cái gì có liên quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ tự tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta được đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ ngàn xưa vọng lại. Dân ta mỗi khi nhắc đến anh hùng dân tộc hay tội đồ dân tộc, họ đã rất minh tường, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam. Lịch sử là gốc rễ, là cội nguồn, là sợi dây nối quá khứ và hiện tại, liền mạch như dòng sông chảy mãi không ngừng. 

Từ xưa đến nay, mỗi khi nói đến Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long của triều Nguyễn) thì người ta nghĩ ngay đến một tên cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ. Từ nhiều năm nay những kẻ nhân danh là sĩ phu, là nhà sử học, những kẻ có học hàm, học vị cũng đến mức “tột đỉnh của vinh quang” lại cố tình phá hoại lịch sử, “bôi son, trát phấn, cạo lông rửa mặt” cho Nguyễn Ánh và cả vương triều Nguyễn - Một vương triều đồi bại nhất lịch sử nước Việt ta. (nhà Nguyễn có 13 Vua thì có đến 8 tên bán nước, hoặc là thần phục ngoại bang (vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân là ba người yêu nước nhưng họ cũng chỉ là công cụ của người Pháp. Chỉ Minh Mạng, Thiệu Trị là 2 vua có thực quyền). Tai hại hơn, họ ca ngợi Nguyễn Ánh, đặt ngang hàng với người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Mới đây tại Nam Phương Linh Từ, người ta còn thờ chung vua Quang Trung và Nguyễn Ánh. Thật đáng thất vọng! Không lẽ nhà chùa muốn cổ súy cho hành vi bán nước khi cố gắng rửa mặt cho tội nhân thiên cổ Gia Long - Nguyễn Ánh?

Nguyễn Ánh sinh năm 1762, là con trai của Vương tử Nguyễn Phúc Luân, cháu nội Nguyễn Phúc Khoát - vị chúa Nguyễn đời thứ 8 của Đàng trong (Chúa Nguyễn khác với nhà Nguyễn, Chúa nguyễn có 9 đời, bắt đầu từ chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ cho tới khi bị lật đổ vào năm 1777 bởi nhà Tây Sơn). Trong suốt cuộc đời mình, Ánh cậy nhờ ngoại bang để cũng cố quyền lực của mình, ông ta đã phạm rất nhiều đại tội; trong đó, tội xứng bị xử lăng trì là tội phản quốc. Trong bài thơ “Lịch sử nước ta” Bác Hồ viết:

“Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si.”

NGUYỄN ÁNH, TỘI ĐỒ DÂN TỘC, TỘI NHÂN THIÊN CỔ:

Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, vua Xiêm lợi dụng cơ hội để âm mưu chiếm đất Gia Định và thôn tính Chân Lạp, đã cử Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân theo hai đường thủy bộ cùng với tàn quân của Nguyễn Ánh tiến đánh Gia Định. Đêm 19 rạng ngày 20/1/1785, người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân và dân ta đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), . 

Còn ở Đàng Ngoài, cuối năm 1788, khi quân Thanh đã chiếm đóng thành Thăng Long. Nguyễn Huệ lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị tấn công quân Mãn Thanh thì Nguyễn Ánh sai sứ thần Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân lương ra giúp quân xâm lược Mãn Thanh. Trời bất dung gian, cả đoàn thuyền bị một cơn bão nhấn chìm xuống biển Đông, nhưng hành động này nói lên bản chất cực kỳ phản động của Nguyễn Ánh. Qua sự việc này có thể thấy Nguyễn Ánh là tên giặc đê hèn, để cũng cố quyền lực nhằm đối chọi với quân Tây sơn mà hắn đã không từ thủ đoạn bẩn thỉu nhất nhưng hắn tiếp tục thảm hại. Đây là tội nghiêm trọng nhất. Bởi giúp Thanh đánh Tây Sơn tức là mong Thanh thắng, là chấp nhận Bắc thuộc, là hành động phản quốc! Tại sao Nguyễn Ánh phản quốc? Vì đối với Nguyễn Ánh, làm chúa Đàng Trong hay làm quan cai trị nửa phía Nam của lãnh thổ nước ta, dưới sự "bảo hộ" của nhà Thanh (nếu quân Thanh thắng Tây Sơn) cũng vậy thôi! Miễn là vì lợi ích của gia tộc hắn chứ có nghĩ gì đến đất nước này.

May mắn là khí số, vận mệnh của dân tộc chưa tận khi đất nước có vua Quang Trung. Cả quân Xiêm và quân Thanh đều bị quân và dân ta do Nguyễn Huệ lãnh đạo đánh cho tan tác còn một số ít phải trốn chạy về nước. Rõ ràng, thời Quang Trung đất nước ta đã thống nhất. Nguyễn Ánh được kế thừa sự nghiệp đó, song Nguyễn Ánh lại cầu cứu rước tư bản phương Tây đặc biệt là tư bản Pháp vào xâm lược nước ta, là nguyên nhân sâu xa để giặc Pháp sau này tròng vào cổ nhân dân ta xích xiềng nô lệ kéo dài gần 100 năm.

Kể từ năm 1787, với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định. Trước đó, ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách mạng, vua Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá Đa Lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh. Như vậy, đây là lần thứ ba Nguyễn Ánh phò ngoại bang, bán nước cho giặc.

Cắt đất Trấn Ninh cho Lào: Trấn Ninh hay xứ Bồn Man vốn là đất nội thuộc Đại Việt từ đời Lê Thái Tổ, Thái Tông, đời Thánh Tông, xứ này tạo phản, Thánh Tông thân chinh dẫn quân Tây chinh đánh cả Ai Lao, Lang Xang, Lão qua lấy lại được vùng này, đây là khu vực theo nhận xét của Minh Mạng là “có vị trí chiến lược”, là lá chắn vùng đệm của nước ta với các nước phía Tây như Xiêm, Miến, Ai Lao, cũng như có tác dụng nối lại vùng đất miền Trung vốn dài và hẹp dễ bị chia cắt của nước ta, Lê Duy Mật từng dựa thế khu này mà chống lại nhà Trịnh hơn 30 năm.

Gia Long nhờ Lào góp công lớn trong việc đánh Tây Sơn nên nhẹ như lông hồng, cắt trả công cho Lào. Đất trấn Ninh khoảng 40.000 km2, gấp 2,6 lần so với diện tích tỉnh Nghệ An ngày nay. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục viết:

“ Trấn Ninh: Đất Bồn Man xưa, hồi đầu triều Lê, họ Cầm nối nhau làm phụ đạo; đến Lê Thánh Tông chia đất này lập ra làm phủ Trấn Ninh, quản lãnh 7 huyện: Kim Sơn, Thanh Vị, Cảnh Thuần, Quang Minh, Minh Quảng, Quang Lang và Tư Thuận, cho họ Cầm nối đời làm tù trưởng. Cuối năm Vĩnh Hựu (niên hiệu Lê Ý Tông 1735-1739), Lê Duy Mật chiếm cứ, đến năm Cảnh Hưng thứ 31 (1770) mới dẹp yên được, lại cho họ Cầm được nối đời quản trị. Bản Triều, năm Gia Long thứ nhất (1802) đem đất ấy phong cho nước Vạn tượng". 
Mở mang bờ cõi ư? Gia Long không hề có công lao gì để gọi là mở cõi. Công lao đó là của nhà Lê và các Chúa Nguyễn chứ không phải Gia Long.

Lịch sử là phải công tâm, trung thực, khách quan, không thể ngụy biện. Bản thân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam khi nói về vai trò, vị trí, về công và tội của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn cũng rất công tâm. Quan điểm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử là rất sòng phẳng, phân minh. Người không hề công kích hay phê phán các chúa Nguyễn vì rõ ràng các chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi về phía Nam. 

Cùng với việc kịch liệt phê phán các vua: Gia Long đã nhường cho Pháp cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn, cầu viện quân Xiêm đánh nước ta, tiếp tế cho quân Thanh; đến các vua: Minh Mạng tiếp tục sự nghiệp do Gia Long để lại; Thiệu Trị chưa làm gì nhiều ở ngôi được 7 năm thì mất; đến các vua: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại đã hoàn toàn bán nước ta cho Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã từng viết bài trên báo chí nước ngoài để đề cao tinh thần yêu nước của 3 ông vua của vương triều nhà Nguyễn là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Lợi dụng công lao của các chúa Nguyễn để đề cao vương triều của Nguyễn Ánh và các vua Nguyễn như Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại là không chấp nhận được! 

 Vì những lý do nêu trên; không thể mang tên phản quốc, là tội nhân thiên cổ như Nguyễn Ánh để đặt tên đường. 

Mặc dù Nguyễn Ánh đã thống nhất đất nước nhưng trên cơ sở kế thừa Vua Quang Trung và triều đại Tây Sơn đang làm dở dang (Vua Quang Trung không may mất sơm) chứ chẳng phải là công lao của Nguyễn Ánh. Việc này nên được ghi nhận như một sự kiện, thay vì một công của tên giặc Nguyễn Ánh. Việc ca ngợi Quốc tặc Nguyễn Ánh, thậm chí đặt hắn ta ngang hàng với Vua Quang Trung là việc làm của kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí! Không bao giờ có thế chấp nhận được. Không thể đặt tên đường Nguyễn Ánh vì như thế là phản bội tư tưởng Hồ Chí Minh./.

Yêu nước ST.

9 nhận xét:

  1. Bài viết quá hay

    Trả lờiXóa
  2. Con cặc thèn yêu nhỡ st.mày từ comcom qua đúng không

    Trả lờiXóa
  3. Đúng 50%, tuy nhiên quá cực đoan

    Trả lờiXóa
  4. Tìm bao ngày mới thấy vài viết hay

    Trả lờiXóa
  5. Ko bao giờ được quên thằng giặc nguyễn ánh bán nước và bất hiếu với bố Quang Trung của nó như thế nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bố . bạn bỏ học từ lớp ba à

      Xóa
    2. Nguyễn Huệ đào hết mộ của nhà Chúa Nguyễn lên. Thì Nguyễn Ánh trả thù cho dòng họ mình có gì sai.

      Xóa
    3. Nhà m mà bị đào hết mộ tổ tiên ra làm nhục chắc m để yên. Hay m hèn cho người ta làm gì thì làm

      Xóa