Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về dân chủ, dân chủ XHCN; kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ ở các quốc gia trên thế giới

 


Một mặt, phải nghiên cứu sâu, có tính hệ thống lý luận về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa trong kho tàng Chủ nghĩa mác- Lênin; mặt khác làm rõ giá trị hợp lý của các nền dân chủ khác để kế thừa, học hỏi.

Cho đến nay, việc làm sáng tỏ hai vấn đề nêu trên vẫn còn hạn chế, nhất là việc kế thừa những giá trị, học hỏi kinh nghiệm của nền dân chủ trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi lối tư duy cũ: hoặc ca ngợi một chiều; hoặc phủ định sạch trơn, làm cho sự khác biệt của các nền dân chủ càng doãng xa hơn. Do vậy, một mặt, phải nghiên cứu sâu, có tính hệ thống lý luận về dân chủ, dân chủ chủ ngĩa xã hội trong kho tàng Chủ nghĩa Mác- Lênin, chỉ ra những điểm còn nguyên giá trị, những điểm đã bị lịch sử vượt qua do bối cảnh lịch sử đã thay đổi; mặt khác làm rõ giá trị hợp lý của các nền dân chủ khác.

Đánh giá khách quan thành tựu dân chủ tư sản, tính chất trình độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ ngĩa xã hội ở Việt nam là cơ sở khoa học để tiếp thu có chọn lọc các giá trị dân chủ mà nhân loại đã đạt được. Phải làm rõ sự phát triển trình độ dân chủ của văn minh nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản chứ không phải là sản phẩm riêng của tư bản chủ nghĩa. Một số giá trị của dân chủ tư sản cần thiết cho thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Ví dụ: Bầu cử Tổng Thống cho toàn thể xã hội; tính công bằng, tính nghiêm túc trong thời gian và các dây truyền lao động… Việt Nam không tiếp thu bản chất giai cấp của dân chủ tư sản, nhưng tiếp thu, học tập các hình thức thực hiện để đảm bảo quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét