Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Tự do ngôn luận ở phương Tây

 Các khái niệm như “tự do ngôn luận”, “nhân quyền” luôn là một thứ “vũ khí” vô hình của phương Tây nhằm gây ảnh hưởng và can thiệp đến các nước như Việt Nam. Những năm gần đây, Mỹ cùng phương Tây đẩy mạnh các khái niệm này thành một thứ vũ khí thực sự, được luật hóa nhằm đe dọa và gây ảnh hưởng nhiều hơn. Các thế lực chống phá được thể càng ra sức rêu rao chỉ trích Việt Nam mỗi khi có cơ hội. Tuy nhiên hãy xem thực tế ở phương Tây hay ở Việt Nam mới có tự do ngôn luận thực sự.

Ở Mỹ, ông Trump nổi tiếng nhất sự kiện ngày 6/1/2021 ở Điện Capitol, nơi Quốc hội Mỹ kiểm phiếu để tuyên bố Tổng thống mới. Trước đó, ông Trump đã liên tục lên mạng xã hội “tự do” chỉ trích hệ thống bầu cử gian lận, đòi công bằng, kêu gọi đám đông ủng hộ ngăn chặn Quốc hội làm việc. Dưới sức ép của chính quyền, các mạng xã hội như Facebook, Twitter khóa tài khoản của ông Trump, “cấm nói” vì kích động bạo lực. Việc này làm dấy lên lo ngại về “tự do ngôn luận”, khi chính mạng Twitter trước đây từng vô tư đăng tải các nội dung bạo lực ở Afganishtan.

Gần đây còn gây tranh cãi hơn, đó là việc các nước phương Tây “cấm sóng” các hãng truyền thông Nga với cái cớ là để “phản ứng trước hành động quân sự của Nga”. Đây là một luận điệu vô lý, vì bản thân các hãng truyền thông chỉ sản xuất tin tức, không liên quan gì quân đội, và truyền thông tự do chính là biểu tượng cao nhất của tự do ngôn luận. Rõ ràng ý đồ thật sự của phương Tây là để chặn các hãng tin Nga phát tán các quan điểm trái với “tuyên truyền” của họ.

Thực tế ở phương Tây đã chứng minh “tự do ngôn luận” luôn có giới hạn, và đó là sự thật. Nếu kẻ nào đó muốn dẫn chứng phương Tây để chỉ trích Việt Nam về “tự do ngôn luận” thì chỉ có một cách là bóp méo sự thật mà thôi. Vậy nên các nhà “bình loạn” không nên lấy tiêu chuẩn tự do ngôn luận ở phương Tây vào so sánh với Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét