Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN

         Thanh niên là mùa xuân của xã hội, là bình minh của cuộc đời. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thanh niên Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa lớn và lòng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi có tính nhạy cảm cao với những cái mới, đẹp và tiến bộ. Do vậy, nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tâm lý và tính cách, giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần cho sự phát triển của tâm lý, tính cách đó và biết định hướng, động viên đúng mức, thanh niên sẽ say sưa với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa.

Trong thư “Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc” (năm 1946), Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Ở đây, Người đã chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể dời núi, lấp biển, cả dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu. Trong nhiều bài nói, bài viết, mỗi khi đề cập tới thanh niên, Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, nhưng còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải, cần phải được xã hội quan tâm, chăm sóc, vun trồng để họ trở thành người công dân hữu ích cho đất nước. Khi nói về thanh niên với tính chất là một lực lượng xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định, thanh niên là công dân của nước Việt Nam. Đó là lực lượng đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ và có khả năng hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Ở một số bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh chỉ rõ, thanh niên là nguồn xung lực mạnh mẽ của đất nước, là lực lượng quan trọng của cách mạng. Như vậy, khi nói về thanh niên, Hồ Chí Minh đều cho rằng thanh niên là một lực lượng năng động, sáng tạo, giàu nghị lực, có lý tưởng cao đẹp, có thể đảm trách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó khăn, gian khổ khi cách mạng giao phó. Bồi dưỡng thanh niên một cách toàn diện Trước hết, cần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Đây là một trong những định hướng giáo dục XHCN cơ bản và quan trọng. Bồi dưỡng thanh niên có nhận thức đúng đắn về CNXH, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta. Lý tưởng cao đẹp mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện đã được Hồ Chí Minh xác định khi gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, khi kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với CNXH. Lý tưởng độc lập dân tộc, tự do và CNXH trở thành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ tiếp nối. Có giác ngộ lý tưởng cách mạng, thanh niên mới đảm đương được sứ mệnh đưa lá cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng. Giáo dục thanh niên thấm nhuần sâu sắc lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc. Lý tưởng hướng tới của Hồ Chí Minh mang tư tưởng nhân văn, lấy hạnh phúc của con người làm nguyên tắc cao nhất. Người khẳng định: Học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”. Đây chính là lý tưởng phấn đấu của thanh niên trong điều kiện mới. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong mối quan hệ đức - tài, Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới. Người yêu cầu thanh niên phải học tập, trau dồi đạo đức cách mạng.

Người cho rằng người thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho học trò. Đồng thời, Người còn nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng nghe, tìm hiểu, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân. Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi thanh niên Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình thành những người vừa có đạo đức tốt, vừa có trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn để có thể nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Người nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình”(8). Người quan niệm, về cách học phải lấy tự học làm cốt. Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thanh niên là những quan điểm vừa mang tính cách mạng, tính khoa học và thấm đượm triết lý nhân văn sâu sắc. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược giáo dục, bồi dưỡng thanh niên Việt Nam trong thế kỷ XXI nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét