Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022
VIỆT NAM: SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH MỘT UKRAINE THỨ HAI
Cuối 2013 và đầu năm 2014, một trong những biến cố chính trị lớn nhất Đông Âu hậu Xô Viết diễn ra, đó là sự kiện Euromaidan. Đây là sự kiện mà phần đông người Ukraine chọn rũ bỏ Nga, quay sang phương Tây. Cách thức mà phần đông người Ukraine chọn là bạo loạn, lật đổ chính quyền, tạo điều kiện cho nước ngoài can thiệp. Hệ quả là nội chiến, đất nước bị chia cắt, lòng người li tán, kinh tế xuống dốc và Ukraine trở thành “trung gian chiến tranh” giữa các nước lớn.
Cũng trong năm 2014, Việt Nam cũng trải qua một biến cố lớn. Đó là sự kiện biểu tình phản đối Trung Quốc tại gần 30 tỉnh thành phố liên quan đến vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Từ cuộc biểu tình phản đối, một số nơi đã lên tới bạo động, bạo loạn và cướp phá, nhiều người đã thiệt mạng, nhiều doanh nghiệp đã bị cướp phá, nhiều thế lực nước ngoài đã gửi lực lượng về Việt Nam tạo cách mạng màu.
Hai sự kiện đều có chung những tương đồng nhất định, như liên quan đến vấn đề chính trị, chủ quyền với các nước lớn, có dấu hiệu của sự can thiệp từ quốc gia nước ngoài - hay nói cách khác là cách mạng màu, mô típ chung là từ những cuộc biểu tình từ ôn hòa nhanh chóng thành bạo động, cướp phá… Thật ra tính chất của 2 sự kiện là khác nhau, quy mô của Euromaidan lớn hơn cuộc tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam nhiều, mức độ can thiệp của nước ngoài cũng lớn hơn, độ manh động của người dân Ukraine rõ ràng là gay gắt hơn… Nhưng thật may là chúng ta đã xử lý khéo léo để các cuộc biểu tình không leo thang, hãy nhớ rằng, chỉ với vài tay lính đánh thuê bắn tỉa xả súng vào đám đông biểu tình tại Ukraine đã khiến cho cuộc biểu tình bùng phát lên mạnh mẽ thế nào!
Sau 8 năm từ dấu mốc ấy, Việt Nam và Ukraine đã rẽ theo hai hướng đối nghịch nhau.
Theo ký giả Mark Mardell của BBC, chỉ vài ngày sau khi Obama rời Trung Quốc. Trung Quốc đã điều giàn khoan HD 981 đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông cùng lực lượng chấp pháp khổng lồ. Ký giả này cho biết, dường như các phép thử muốn xem rằng: “Việt Nam có phải là Ukraine của Thái Bình Dương hay không” - Câu trả lời, là không.
Khác với Ukraine, chọn ngả hoàn toàn sang phương Tây và bài Nga một cách cực đoan - một quốc gia gần gũi về chính trị, văn hóa, lối sống, ngôn ngữ. Thì Việt Nam, mặc dù có những tranh chấp gay gắt với Trung Quốc nhưng vẫn chọn sống chung hòa thuận với Trung Quốc. Ukraine đã chọn NATO và EU là đồng minh về lâu dài - còn họ có coi Ukraine là đồng minh hay không thì không biết, còn Việt Nam không lựa chọn bất cứ quốc gia nào trở thành một đồng minh thực sự.
"Việt Nam có những mối quan hệ truyền thống chứ không phải là đồng minh"
Năm 2014, GDP đầu người của Ukraine là 3123 USD/1 người trong khi Việt Nam chỉ là 1975 USD/1 người. Năm 2021, dự báo con số của Ukraine là 3100 USD/1 người, còn Việt Nam là 3742 USD/1 người. Trong khi dân số của Việt Nam gấp đôi so với Ukraine. Quốc gia Đông Âu có một lợi thế lớn về công nghệ, cơ khí và máy móc, nhưng họ đã buông những thứ đó và trượt dài trong 30 năm từ khi Liên Xô sụp đổ. Dĩ nhiên, những con số đôi khi chỉ mang tính tham khảo, nhưng những con số luôn bao hàm thông tin và không hề biết nói dối.
Mục tiêu của Ukraine vào năm 2014 là gia nhập EU và NATO, sau 8 năm, mục tiêu của họ… còn cái nịt và thậm chí lãnh thổ Ukraine còn bị chia cắt bởi Crimea và phần phía Đông đang nội chiến. Nhiều quốc gia EU không muốn Ukraine gia nhập EU, các cuộc đàm phán gặp nhiều khó khăn cả vì lý do chủ quan lẫn khách quan, như các quốc gia EU đã quá ngán “quả bom kinh tế” Hy Lạp và không muốn có thêm một “quả bom kích động” như Ukraine nữa. Năm 2014, Mỹ đã đưa ra một lời hứa hẹn đưa Ukraine vào NATO, nhưng Đức, Pháp và nhiều quốc gia khác không chịu gật đầu và bản thân Mỹ cũng chưa từng đưa ra bất cứ lời mời chính thức nào cho Ukraine cả.
Năm 2014, Ukraine khát khao NATO sẽ đóng quân tại nước này và cái giá họ phải trả Nga trừng phạt về kinh tế và “tiện tay mượn” Crimea, kích động vùng Đông Bắc nội chiến. Sau 8 năm, không một binh NATO nào có mặt ở Ukraine theo các thỏa thuận chính thức, không có một quốc NATO tuyên bố chính thức rằng sẽ đưa quân đến giúp Ukraine. Năm 2014, theo báo giới nước ngoài, Việt Nam từ chối một số đề nghị đóng quân tại Cam Ranh, kiên trì đưa lực lượng chấp pháp hoạt động cùng với ngoại giao. Trong 8 năm, các đảo tại Trường Sa liên tục được mở rộng, thậm chí có đảo tăng diện tích gấp đôi như Phan Vinh, Trường Sa…
Năm 2022, Ukraine đang bước vào bờ vực của một cuộc chiến tranh mới. Còn Việt Nam thì vẫn đang ở trong những mối quan hệ trung dung giữa các phe phái lớn và không ngả hẳn về bất cứ quốc gia nào.
Ukraine - quốc gia có mối quan hệ tương đối nồng ấm với Việt Nam đã để lại nhiều bài học lớn Việt Nam. Các sự kiện diễn ra tại năm 2014 đã tạo ra những ngã rẽ khác nhau trong tương lai của hai quốc gia, về bài học nên đối đãi như thế nào với các cường quốc, làm thế nào để tối đa hóa lợi ích dân tộc, làm thế nào để tồn tại song hành bình đẳng khi có biên giới cùng một nước lớn!
Và bài học Euromaidan cũng là một cái tát đau đớn cho bất cứ ai, bất cứ phe phái nào muốn Việt Nam liên minh với nước lớn để chống lại một nước lớn khác, rũ bỏ và thù địch với quốc gia hùng mạnh ở láng giếng.
Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu! Nước xa không cứu được lửa gần.
Những ngày này, mạng xã hội Ukraine xuất hiện nhiều hình ảnh thanh niên, quân nhân Ukraine tạm biệt gia đình, vợ con, bạn gái lên đường chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với đối phương là một quốc gia đã có quá nhiều kinh nghiệm trận mạc và sở hữu vũ khí nguyên tử. Chúng ta liệu có muốn như Ukraine không?
Quay trở lại câu hỏi của ký giả Mark Mardell sau từng ấy năm: liệu Việt Nam có thể trở thành Ukraine của Châu Á hay không? - Chắc chắn là không.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét