Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo hướng “kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động”

 


Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tang tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống. Tăng tính ổn định, bền vững của pháp luật.

Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây là biện pháp để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền và là cơ sở khách quan yêu cầu phải có cơ chế (nhốt quyền lực trong lồng cơ chế), phương thức kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước. Kiểm soát, giám sát cả từ các nhánh quyền lực lẫn nhau, cả từ nhân dân và các tổ chức của nhân dân. Ở đây nhân dân vừa ủy quyền, vừa kiểm soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các quyền mà mình đã ủy thác. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, áp dụng các hình thức thưởng phạt nghiêm minh đối với người được ủy quyền. Cán bộ, công chức cần được giáo dục tốt, nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ; vinh dự với vị trí công tác của mình được nhân dân giao phó, lường trước được hậu quả bất lợi khi vi phạm lợi ích chính đáng của nhân dân…để họ có năng lực tự điều chỉnh hành vi, thực hiện đúng chức trách được giao, phục vụ lợi ích của nhân dân.

Hoàn thiện thể chế bầu cử theo nguyên tắc dân chủ. Bầu cử là phương thức để quyền lực nhà nước được thiết lập bởi nhân dân và nhân dân tự thực hiện sự ủy quyền của mình. Bầu cử có liên hệ mật thiết với dân chủ, bầu cử tự do và công bằng là phương thức bảo đảm cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ. Trong một nền dân chủ, quyền lực nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân. Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do, công bằng. (Ví dụ để bầu cử công bằng thì nhân dân phải được nhận thức tốt, do vậy nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục nhưng phải có kiểm tra nhận thức của nhân dân. Trước khi bầu cử phải kiểm tra nhận thức, nếu nhận thức chưa hết phải chịu trách nhiệm quyền công dân)

Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, quyền bầu cử phải gắn chặt với quyền bãi miễn đại biểu khi không còn xứng đáng- đó là phương thức hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước.

Phát huy dân chủ, thực hiện cạnh tranh trong bầu, bổ nhiệm cán bộ. Về nguyên tắc, ở Việt Nam không có sự cạnh tranh đảng phái, nhưng cần thiết có sự cạnh tranh giữa các đảng viên trong việc tranh cử vào các vị trí lãnh đạo của Đảng ở các cấp; cạnh tranh giữa đảng viên với người không phải đảng viên vào vị trí lãnh đạo một số cơ quan nhà nước các cấp. Cạnh tranh là một hình thức biểu hiện cụ thể, sinh động của dân chủ. Có quy định cạnh tranh công khai minh bạch sẽ hạn chế tình trạng cạnh tranh không công khai, cạnh tranh ngầm trong lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ. Cạnh tranh là hình thức phát hiện và phát huy năng lực cán bộ tối ưu hơn sự phát hiện và giới thiệu của tổ chức. Bởi, khi tổ chức giới thiệu nhân sự, các nhân được giới thiệu không hoàn thành nhiệm vụ nhưng cả cá nhân và tổ chức không ai chịu trách nhiệm về sự giới thiệu. Còn khi có sự cạnh tranh, tự ứng cử, các nhân ứng cử chịu trách nhiệm trước tổ chức và cử tri vè năng lực, hiệu quả hoạt động của mình. Mặt khác nhờ thực hiện cạnh tranh, tổ chức đảng và nhân dân có cơ hội đẻ kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong hoạt động của các vị trí trên. Đây có thể coi là hình thức mới của thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam.

Bởi vậy, không nên cho rằng cạnh tranh dẫn đến mất đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Bởi cạnh tranh, Đảng cũng phải ban hành các quy chế, điều kiện cạnh tranh. Cá nhân tham gia cạnh tranh phải tuân theo quy chế như điều lệ Đảng.

Nghiên cứu phân định quyền lực chính trị của Đảng với quyền lực công của Nhà nước và quyền lực tối cao của nhân dân. Hiện nay ngoài quyền lực công của nhà nước đã được quy định khá cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực tối cao của nhân dân chỉ được quy định khá chung chung. Yêu cầu đặt ra phải xác định cụ thể, luật hóa nội dung, phạm vi, phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò làm chủ của nhân dân để mỗi chủ thể thực hiện đúng vai trò của mình theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Tổng kết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để có thể nhân rộng những yếu tố hợp lý, điều chỉnh những quy định không phù hợp. Hiện nay cần tổng kết kinh nghiệm thực hiện dân chủ ở cơ sở để mở rộng phạm vi, mức độ ở cấp cao hơn, rộng hơn, nhất là trong thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. (ví dụ mô hình Đảng cử dân tin; mô hình luân chuyển xã hội…)

Ban hành quy định thí điểm tổ chức bầu cử trực tiếp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường tại một số địa phương nhiệm kỳ 2021-2025, sau đó tổng kết rút kinh nghiệm.

Hoàn thành thể chế chính trị đáp ứng yêu cầu của xây dựng, thực hiện nền dân chủ XHCN ở Việt nam trong tình hình mới. Trước hết phải xây dựng một bộ máy nhà nước đủ mạnh để vận hành có hiệu quả các chuẩn mực dân chủ đã được thể chế hóa; có một đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của một thể chế dân chủ, họ thực sự là những người gần dân, thân dân, vì dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét