Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

 


Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước. Trong điều kiện mới, xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước “lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định. Đẩy nhanh tiến độ ban hành các luật trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân). Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nguyên nhân căn bản dẫn đến bước chuyển chậm chạp của hệ thống chính trị trong thời gian vừa qua chính là do sự yếu kém trong công tác cán bộ. Đây cũng cũng là khâu khó nhất trong đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay (Lênin nói: Không thực hiện tốt công tác cán bộ thì chủ nghĩa xã hội không thành công, thậm trí đỗ vỡ. Sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu là một ví dụ. Trong giai đoạn tới cần tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết cần thực hiện tót những biện pháp sau: Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chính trị và xác lập cơ chế quản lý biên chế thống nhất của cả hệ thống chính trị; Phân biệt rõ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, từ đó phân biệt rõ tiêu chí và quy hoạch cụ thể đối với từng loại cán bộ, bảo đảm tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức; Xây dựng cơ chế tuyển chọn, đánh giá cán bộ, công chức một cách công khai, minh bạch, khách quan, có sự tham gia của nhân dân; Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống đi đôi với động viên khuyến khích nâng cao phẩm chất chính trị, phát triển năng lực chuyên môn. Xử lý kịp thời các cá nhân lợi dụng chức quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét