Trách nhiệm không của riêng ai Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm đặc biệt, gắn bó những người tuy có hoàn cảnh khác nhau, nhưng có cùng lý tưởng, mục tiêu, giai cấp, đến bên nhau bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, để phấn đấu, hi sinh, chiến đấu vì lý tưởng chung. Và đương nhiên, sức mạnh của tập thể sẽ tăng gấp bội nếu tình đồng chí, đồng đội được thắt chặt và ngược lại, sẽ rất nguy hiểm nếu mối quan hệ ấy bị xem nhẹ,áp đặt tiêu cực theo lối “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Có yếu tố khách quan như tác động của mặt trái đời sống xã hội, cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để xảy ra sự mất đoàn kết dẫn đến chính những người “thề sống chết có nhau” có lời nói, hành động làm phai nhạt, sứt mẻ tình đồng hí, đồng đội, ở một số tập thể, cá nhân đơn lẻ thì nhân tố chủ quan là chủ yếu.
Bởi lẽ, nguyên nhân sâu xa của sự
mất đoàn kết, dẫn đến làm phai nhạt tình đồng chí, đồng đội là do vẫn còn tình trạng
cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, quân phiệt, bè phái, cục bộ địa phương, thậm chí có tư tưởng thực
dụng, toan tính cá nhân, thiếu trung thực, gây bè kéo cánh, phá vỡ sự đoàn kết
nhất trí trong nội bộ đơn vị. Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp cán bộ trẻ,
hạ sĩ quan, binh sĩ vì thiếu tu dưỡng, rèn luyện, tự tách mình ra khỏi tập thể;
coi trọng cái tôi dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ
các cấp trong Quân đội: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi
buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ
với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo
họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như
chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”. Người chỉ rõ: “Từ tiểu đội trưởng
trở lên, từ Tổng Tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần
của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và
thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội
chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ
không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”. Nói như
vậy để chúng ta thấy rằng, vai trò của lãnh đạo, chỉ huy, hay nói chung là cán
bộ là rất quan trọng trong xây dựng mối đoàn kết thống nhất và xây dựng mỗi gắn
bó keo sơn của đồng chí, đồng đội với nhau. Để xây dựng mối đoàn kết thống nhất
trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, cấp ủy, chỉ huy các cấp
phải có những biện pháp tích cực, phù hợp, hiệu quả trong
giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng,
lý tưởng sống cho cán bộ, chiến sĩ, thông qua giáo dục truyền thống, kết hợp với
tập trung xây dựng môi trường sống nhân văn, lành mạnh, có tính kỷ luật cao
trong đơn vị. Trong đó, việc thực hiện hiệu quả “3 cùng, 5 nắm” trong quản
lý bộ đội và “5 chủ động” trong quản lý tư tưởng bộ đội; duy trì nghiêm chế độ
ngày, tuần là biện pháp căn cốt, hàng đầu.
Đối với cán bộ các cấp, ở trong bất
cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực sự là hạt nhân đoàn kết; phải thực sự là tấm
gương trong phát huy truyền thống, sống có tình thương, giữ vững kỷ cương, đề
cao trách nhiệm để xây dựng tình đồng chí, đồng đội. Song song với đó, cần giữ
vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của quân nhân; đẩy
mạnh tự phê bình và phê bình, chống mọi biểu hiện độc đoán, gia trưởng, quy chụp,
áp đặt ý kiến cá nhân, thành kiến, trù dập hoặc e dè nể nang, thiếu trung thực,
không dám đấu tranh với những nhận thức và hành động sai trái không chỉ trong
sinh hoạt đảng, đoàn và
các tổ chức quần chúng khác mà cả
trong đời sống thường nhật. Bên cạnh việc không ngừng tăng cường các biện pháp
dự báo, phân tích, đánh giá, giải quyết để quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng
của bộ đội, cũng cần phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, nhạy bén phát
hiện và kịp thời báo cáo theo phân cấp, xử lý thỏa đáng, triệt để những nảy
sinh về tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở từng đơn vị. Tình đồng chí, đồng
đội không tự nhiên sinh ra, chẳng tự nhiên mất đi; vậy nên, để xây dựng mối
tình cảm thiêng liêng ngày càng keo sơn, gắn bó, mỗi cá nhân cần xác định rõ, nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để ứng xử, giải quyết các mối
quan hệ cho thấu đáo, có lý, hợp tình, góp phần tạo thành lũy tư tưởng, mối
đoàn kết thống nhất vững chắc; cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ, thách thức,
hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét