Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng của báo chí là đưa tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, qua đó góp phần giữ ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, không ít đối tượng xấu đã tung ra những thông tin sai lệch về hoạt động báo chí ở nước ta nhằm tạo cớ chống phá.
Trong một thời gian dài, trên nhiều trang mạng xã hội do các
cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị điều hành và một số báo, đài nước
ngoài có cái nhìn phiến diện, thiếu thiện cảm với nước ta liên tục đưa ra những
thông tin công kích nền báo chí cách mạng Việt Nam. Các đối tượng ra sức rêu
rao cho rằng “Việt Nam không có tự do báo chí”, “quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí bị Đảng cộng sản ngăn cản”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao
báo chí, tự do internet”…
Liên quan đến việc quy hoạch báo chí ở Việt Nam, những ngày
gần đây, cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” lại tiếp tục lợi dụng để
“thổi lửa” xuyên tạc, tạo cớ chống phá. Trong đó, những thông tin lệch lạc liên
tiếp được đưa ra như: “Đảng chỉ chăm chăm hạn chế quyền tự do báo chí”, “Quy hoạch
báo chí để khẳng định Đảng độc tài, chuyên chế?”…
Những luận điệu nêu trên là hết sức sai lệch, vô căn cứ, được
tung ra nhằm mục đích chống phá, tiêu cực.
Trong mọi giai đoạn của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đều
quan tâm phát triển báo chí. Đúng như chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra: “Trong thời
đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là
chính trị”, “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến
hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và
toàn diện”!
Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền được Hiến định. Điều
25, Hiến pháp năm 2013 của nước ta ghi nhận rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Mọi hành vi cản trở quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí theo quy định của pháp luật đều bị nghiêm cấm.
Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng,
hoạt động báo chí của nước ta cũng thay đổi tích cực. Việt Nam phát triển đầy đủ
các loại hình báo chí, từ báo in, báo nói đến báo hình, báo điện tử. Trong số
816 cơ quan báo chí, có 114 cơ quan báo thực hiện 2 loại hình (in và điện tử),
116 tạp chí thực hiện 2 loại hình (in và điện tử), 557 báo và tạp chí in, 29
báo và tạp chí điện tử, riêng Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh và Đài
Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước thực hiện 4 loại hình báo chí trong
cùng cơ quan. Cùng với đó, mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube, Twitter…) cũng
trở thành những kênh chia sẻ thông tin hết sức nhanh chóng, hữu ích.
Mỗi người dân đều được tự do sáng tạo tác phẩm báo chí, cung
cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin
báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. Đồng thời, mỗi
người cũng có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham
gia ý kiến xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên
báo chí. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được tôn trọng và bảo đảm
trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét