Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

Internet đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho nhân loại cho nhân loại,theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người, tỷ lệ người sử dụng internet chiếm hơn 70,3% dân số (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng internet), trong đó có khoảng 94% người dùng các mạng xã hội.

Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram..., nhiều nhất là mạng xã hội Facebook với hơn 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 thế giới). Nhận rõ vấn đề trên, các thế lực cơ hội chính trị, phản động, thù địch ở trong và ngoài nước đã coi Internet là công cụ hữu hiệu, là thứ vũ khí hiện đại để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Lợi dụng ưu thế của mạng Internet đó là tốc độ phát tán nhanh, rộng, khó kiểm soát, các thế lực cơ hội chính trị, phản động, thù địch đã đăng tải tung các thông tin xấu độc, các quan điểm sai trái, phản động, thù địch nhằm xuyên tạc, đả kích, chống phá Đảng, nhà nước, chế độ. Sự chống phá trên đã và đang tác động không nhỏ đến niềm tin, lý tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào bản chất tốt đẹp của chế độ. Do đó, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng, xem nhẹ. Đây là vấn đề khách quan, là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa sống còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vai trò nòng cốt. Bài chính luận này tác giả đề xuất “Một số giải pháp phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong tình hình hiện nay”

Các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn. Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào đất nước, vào vai trò của Đảng, sự chống phá trên đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chuyển hóa chính trị, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn, khủng bố…. Do đó, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi mọi người, lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước tình hình mới. Trong đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải nêu cao bản lĩnh, tiên phong, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động đấu tranh.

Trước sự chống phá của các thế lực cơ hội chính trị, phản động, thù địch Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng; xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới. Ngày 12/6/2018, Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới" đã khẳng định: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.

Như vậy, có thể thấy, đấu tranh trên không gian mạng hiện nay là rất gay gắt trên mặt trận tư tưởng lý luận. Giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết. Nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo chống phá cách mạng Việt Nam, cán bộ, đảng viên cần hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng tiêu cực của các nhóm thành phần lợi dụng không gian mạng.

Một số giải pháp phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong tình hình hiện nay

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ , đảng viên các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Các cấp ủy, chính quyền cơ sở cần nhận thức đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Trên cơ sở đó, phải thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong các buổi sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, sinh hoạt cộng đồng để mọi người hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ. Cách thức quán triệt, tuyên truyền phải linh hoạt, sáng tạo, gắn với đặc điểm của từng địa phương, từng ngành, từng cấp gắn với nhiệm vụ cụ thể ở từng địa phương, từng ngành, từng cấp.

Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng, nhân sinh quan cách mạng và kiến thức, kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho đội ngũ cán bộ , đảng viên các cấp. Các tổ chức đảng, chính quyền cơ sở cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên được học tập, nâng cao trình độ, nhất là trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước để có hiểu biết sâu sắc hơn về những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật kiến thức về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng cần được trang bị các kỹ năng cơ bản về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là kỹ năng nhận diện các thông tin xấu, độc, kỹ năng viết tin, chia sẻ, lan tỏa các thông tin tốt; kỹ năng tham gia các nhóm và tương tác trên không gian mạng để cung cấp và định hướng thông tin...

Thứ ba, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Thứ tư, phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên là người đứng đầu, người chủ trì ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trước hết, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong làm việc dân chủ, gần dân, biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, để nâng cao niềm tin của nhân dân vào cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, lấy đó làm động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội nói chung và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tùy theo chức trách, nhiệm vụ, khả năng của mình, phải luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động cụ thể để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; không né tránh kiểu “mũ ni che tai”, mà dám thẳng thắn, dũng cảm phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Các cấp ủy, chính quyền cơ sở cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở để việc thực hiện nhiệm vụ đi vào nền nếp, quy củ, có sức lan tỏa rộng rãi đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề có ý nghĩa sống còn đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó đấu tranh phản bác các quan điểm sái trái thù địch trên không gian mạng là một trong vũ khí hiệu quả đây là nhiệm vụ của mỗi đảng viên, do đó đảng viên cần có nhận thức đầy đủ trách nhiệm, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù ,tiên phong gương mẫu, đi đầu trong đấu tranh phồng chống các quan điểm, tư tưởng xấu độc góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét