Đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của thế lực thù địch trên không gian mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
Thời gian qua, hoạt động tấn công chính
trị trên không gian mạng nhằm vào Việt Nam ngày càng nguy hiểm, khó lường với
những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Các tổ chức phản động lưu vong và
số đối tượng chống đối trong nước cũng triệt để sử dụng không gian mạng, chủ
yếu là mạng xã hội Facebook, Youtube để phá hoại tư tưởng, từng bước triển khai
âm mưu “diễn biến hoà bình” và các cuộc cách mạng màu làm thay đổi thể chế
chính trị ở nước ta.
Trong kỷ nguyên số, không gian mạng ngày
càng trở thành mặt trận chính trong cuộc đấu tranh ý thức hệ. Với những ưu thế
nổi trội so với các phương tiện truyền thông, nhất là tính siêu kết nối, tính
mở, khó kiểm soát, tính nặc danh…, các phương tiện truyền thông mới bị các thế
lực thù địch triệt để lợi dụng để phát tán các luận điệu xuyên tạc, sai trái,
thù địch trên không gian mạng, biến thành công cụ đắc lực chống
phá Đảng, Nhà nước ta. Với lượng người dùng internet cao, những thông
tin xấu độc có ảnh hưởng, tác động tiêu cực rất lớn tới xã hội. Hằng ngày,
có hàng nghìn tin, bài chống phá được các thế lực thù địch tung lên không gian
mạng, gây nhiễu loạn thông tin, hướng lái công chúng truyền thông hiểu
sai lệch, gia tăng sự bất đồng thuận, kích động những tư tưởng bất mãn,
phản kháng, chống đối với Đảng, Nhà nước. Nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác
hoặc thiếu những giải pháp đấu tranh hữu hiệu, để những
thông tin xấu độc tràn lan trên không gian mạng sẽ gây nên những hệ lụy khôn
lường.
Nội dung thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch hết sức đa
dạng, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, xây dựng Đảng,
kinh tế, văn hóa, xã hội…, trong đó tập trung tấn công vào một số nội dung cốt
lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Đảng ta:
Một là,
các thế lực thù địch đòi Đảng ta từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Chúng bài bác chủ nghĩa Mác –
Lê-nin, tập trung tấn công vào những vấn đề nguyên tắc then chốt, luận điểm cơ
bản nhất, như bác bỏ chủ nghĩa duy vật lịch sử; phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta; phủ nhận lý luận
về chủ nghĩa xã hội và xuyên tạc mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta… Chúng công kích, xuyên tạc nhằm “hạ bệ” tư tưởng Hồ Chí Minh bằng phủ
nhận nội dung, giá trị tư tưởng của Người; cắt rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí
Minh với chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Nói xấu, bôi nhọ đời tư, hình ảnh lãnh tụ cộng
sản, lãnh tụ Đảng ta. Điển hình như, ngày 27-9-2018, Tòa án nhân dân quận Thốt
Nốt (thành phố Cần Thơ) đã xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Mạnh Đồng (“tự” Beo, 40
tuổi, ngụ quận Thốt Nốt) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trước đó, từ
năm 2017 đến tháng 7-2018, Bùi Mạnh Đồng đã lấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trên mạng internet, sau đó chèn chữ vào hình ảnh, tạo
nên nội dung xuyên tạc, vu khống, nhằm bôi nhọ lãnh tụ. Qua đó, đã tiếp tay cho
các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước chống phá chế
độ; gây khó khăn cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Hai là, chống phá, xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay, nhất là đường lối
đổi mới của Đảng ta. Chúng đồng nhất đổi mới chính trị với thay đổi chế độ
chính trị. Phủ nhận, bôi đen những thành tựu; cường điệu, thổi phồng, khoét sâu
vào những tiêu cực, khuyết tật, tạo cái nhìn đen tối, bi quan về tình hình đất
nước. Một trong những thủ đoạn xảo quyệt mà chúng thường áp dụng là lợi dụng
các trang mạng xã hội và các blog cá nhân để tung tin xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ
hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, trước những sự kiện
lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, cấp độ, mật độ và tần suất những
thông tin xấu, độc trên các trang mạng xã hội và các blog cá nhân này ngày càng
gia tăng…
Ba là, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đòi xóa bỏ sở hữu toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế tư
nhân đồng nhất với tư nhân hóa nền kinh tế, xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước. Cổ xúy phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; phủ nhận bản
chất cách mạng và nhân dân của lực lượng vũ trang; chia rẽ quân đội nhân dân
và công an nhân dân. Tán dương nền tự do báo chí tư sản, vai trò “quyền lực
thứ tư” của báo chí, nhân danh tự do sáng tạo để tách sự lãnh đạo của Đảng khỏi
hoạt động báo chí, văn học, nghệ thuật. Thúc đẩy hình thành các tổ chức “xã
hội dân sự” trá hình, từ đó cho ra đời các tổ chức đối lập chính trị ở Việt
Nam. Tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá…
Thực tế, các đối tượng phản động đã thành lập rất nhiều các
trang web có nội dung chống phá nhà nước ta như: Việt Tân, VOA Tiếng Việt, RFI,
RFA… Với hình thức trình bày sinh động, hướng dẫn các Website đã thu hút được
một lượng lớn người sử dụng Internet truy cập hằng ngày. Chúng còn lập những
tài khoản giả mạo, các Website các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo
một số bộ, ngành, địa phương, những người có uy tín, nhân vật nổi tiếng trong
xã hội…, qua đó tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là
trước những vấn đề nhạy cảm.
Không gian mạng đã và đang trở thành công cụ hành đầu để các thế
lực thù địch lợi dụng chống phá, chuyển hoá chính trị, khủng bố. Đây thật sự là
một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Đấu tranh tư tưởng trên không
gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi mọi người,
mọi lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận thức
đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm
và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước
tình hình mới. Trước thực trạng này, để nâng cao hiệu quả, góp phần tăng cường
công tác đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá, luận điệu xuyên tạc,
quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, nhất là trên không gian
mạng, cần thực hiện tốt một vài giải pháp chủ yếu sau:
Một là,
bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm sai
trái trên không gian mạng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Lợi dụng những thành tựu của thời đại 4.0, các thế lực thù địch có những âm
mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Do vậy, ta không chỉ cần kiểm soát
chặt chẽ về mặt nội dung mà còn phải bổ sung, hoàn thiện về hình thức, không để
xuất hiện sơ hở cho thế lực thù địch lợi dụng.
Hai là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, tiếp thu kinh
nghiệm nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng. Với chúng ta,
song hành cùng các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai
trái, phản động của các thế lực thù địch trên không gian mạng, thì cần đẩy mạnh
thực hiện các giải pháp công nghệ, như: bảo vệ tốt thông tin cá nhân; kỹ thuật
phát tán thông tin trên không gian mạng; kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn
chặn, bóc gỡ, khóa tài khoản của đối phương… có vị trí vô cùng quan trọng, góp
phần quyết định đến thắng lợi trong đấu tranh phòng, chố ng quan điểm sai trái
trên không gian mạng hiện nay.
Ba là, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian
mạng. Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 2, Điều 285-294)
liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày
19/8/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử
dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, những hành vi bị
nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật An
ninh mạng năm 2018. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày
16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm
bảo an toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng
trong tình hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực
Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất
là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục quán triệt và tổ
chức triển khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng chiến lược
quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các hình
thức giáo dục cần được vận dụng đa dạng, phong phú và linh hoạt như: phối hợp
giữa cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở
giáo dục tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến pháp luật; tuyên tuyền Luật An
ninh mạng; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; góp ý xây dựng chương
trình giáo dục an toàn thông tin mạng của các cơ sở giáo dục hoặc tham gia biên
soạn các tài liệu liên quan đến an toàn thông tin mạng.
Đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của thế lực thù địch
trên không gian mạng hiện nay là cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt, gay gắt,
lâu dài và vô cùng phức tạp. Với vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu, các cơ
quan, đơn vị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đấu tranh hiệu quả, thiết thực
góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình’, “bạo loạn lật đổ”
của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét