Trước kia, tôi từng đọc qua 1 bì luận khá dài của Đinh Đức Hoàng, chủ đề về trọc phú kiến thức. Bài viết rất dài, tuy còn vài điểm theo tôi là chưa thực sự hợp lý, song về tổng thể đây là một bài viết hay và bổ ích.
Trọc phú kiến thức là sao? Xin thưa, trọc phú kiến thức là cách mô tả dành cho những người đọc rất nhiều, báo chí, sách vở, các phương tiện truyền thông – sau đó ghi nhớ những kiến thức đấy và hiển nhiên tin theo nó, mặc định nó là kim chỉ nam cho mình mà không hiểu được giá trị cốt lõi của thông tin cũng như bản chất vấn đề.
Và thế là những người ấy nghĩ mình/tự cho bản thân là tài là giỏi, thậm chí một số còn tự dát vàng lên mặt tự khoác cho mình cái mác chuyên gia.
Trong toán học, có nhiều các tiên đề mặc định là đúng cũng như không cách chứng minh, các tiên đề này chính là nền móng để xây dựng nên các định lý định luật trong toán học.
Tương tự như vậy, để nhìn n hận về các vấn đề trong cuộc sống, việc chọn cho mình những kết luận, tri thức đúng đắn là việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ hình thành nên quan điểm và là điều kiện tiên quyết để chúng ta nhìn nhận, đánh giá về thế giới mình đang sống.
Chúng ta hiện đang sống trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, nếu bạn hay lướt web, thì mỗi ngày bạn sẽ được tiếp xúc với một rừng thông tin hầm bà lằng trên mạng. Có thể là các fanpage chuyên quote/trích dẫn những triết lý nhân sinh, những học giả truyền cảm hứng kiếm tiền bằng việc dạy người khác làm giầu, các em gái nhí nhố khoe thân nhưng kèm theo những chiêm nghiệm cuộc đời … Kinh điển có, tân thời có, tự mình rút ra có … và thoạt nghe qua đều thấm đẫm ý vị nhân sinh.
Nhưng không, không các bạn ạ, khi chúng ta tiếp xúc với những thông tin trên, nếu vội tin vào nó và biến nó thành của mình một cách cẩu thả, thì đó là sai lầm. Và một khi bạn có quá nhiều những sai lầm thế này, thế giới tam quan của bạn sẽ dần dần sai lệch.
Tôi lấy ví dụ về cô bé môi trường Greta Thunberg, cô bé sống rất có lý tưởng, đó là bảo vệ môi trường.
Cô được tiếp xúc với một thông tin, kiểu như các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu sẽ thải ra nhiều khí có hại cho môi trường. Và thế là Greta từ chối đi máy bay để bảo vệ môi trường. Thế nhưng vào tháng 8/2019 Greta Thunberg bắt đầu chuyến đi tới Mỹ bằng thuyền buồm chạy bằng năng lượng mặt trời. Nhưng Greta không biết rằng những tấm pin năng lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng còn cực kỳ khó tái chế, rất ảnh hưởng đến môi trường. Quan trọng hơn, du thuyền ấy được chế tạo từ vật liệu hydrocarbon cao cấp, mà thứ này vốn được sản xuất từ khí tự nhiên và dầu mỏ.
Nếu Greta chịu học hoá nhiều hơn một chút, hẳn cô bé sẽ biết điều này!
Greta đọc được thông tin ở đâu đó, rằng nhiệt điện, đặc biệt la điện than sẽ làm môi trường ô nhiễm. Thế là bằng mọi giá Greta Thunberg phản đối điện than, lên án các quốc gia xây nhà máy nhiệt điện (trong đó có Việt Nam). Thế nhưng phải làm sao khi thiếu năng lượng thì cô không nói. Greta phản đối việc xây dựng và sản xuất công nghiệp ồ ạt, phản đối việc đô thị hoá vì nó ô nhiễm môi trường, nhưng làm sao để người dân châu Á, châu Phi có cuộc sống tốt hơn thì cô bé không nói.
Hay như chuyên gia/nhà thiết kế Quách Thái Công, từng một thời là cơn sốt của truyền thông khi ông này thường xuyên chia sẻ những kiến thức về phong cách sống thượng lưu thượng hạng thượng đẳng. Ông ta nói nhiều về những phong cách kiến trúc Romanesque, Gotic, Baroque .., ông ta thao thao bất tuyệt để làm sao cho sang chảnh quý tộc, nhưng cái cốt lõi vấn đề của kiến trúc phải là sự hoà hợp/phù hợp thì Quách Thái Công dường như không hiểu, đồng nghĩa với việc ông này không hiểu được bản chất về nguyên tắc nền tảng của mỗi phong cách kiến trúc.
Đâu phải cứ tên nghe oách, đầu tư tiền tấn, dùng đồ vàng đồ bạc thì nó sẽ thật sự “sang xịn mịn” đâu!
Hoặc như một số MC diễn viên theo chủ nghĩa Tây học nửa mùa, vậy nên họ thích sao chép các motif từ các kịch bản phương Tây, các giá trị phương Tây rồi cố đặt nó vào bối cảnh Việt Nam, mà không hiểu được đâu là truyền thống văn hoá của dân tộc. Một khi tác phẩm của họ tạo được tiếng vang, mang lại lợi nhuận cao (đc truyền thông hỗ trợ hoặc do chạy theo thị hiếu), fan của họ lại cứ nghĩ thế là vĩ đại, là xuất chúng.
Lấy ví dụ, về bộ phim 'Cua lại vợ bầu' chiếu dịp tết, với sự tham gia của “danh hài” Trấn Thành và “siu mẫu” Ninh Dương Lan Ngọc. Nhiều người xem xuýt xoa khen hay, còn tôi nhận vé công chiếu nhưng phải bỏ về giữa chừng vì nhận thấy phim là “ngôn lù và hài nhảm” đúng nghĩa.
Đây, nữ chính Nhã Linh (Lan Ngọc thủ vai) được miêu tả là một cô gái độc lập, mạnh mẽ - và có mối quan hệ yêu đương với Trọng Thoại (Trấn Thành). Khi chuẩn bị tiến tới hôn nhân thì bạn chung của cả hai vô tình xuất hiện. Ba chấm xảy ra, cô gái bất ngờ có thai, lạ kỳ là không rõ bố đứa bé là ai. Đến lúc này người yêu cô mới cuống cuồng lên, tìm mọi cách quan tâm săn sóc nhằm cua lại người yêu cũ, anh ta tâm niệm làm cha đứa bé (bất chấp bố nó là ai). Còn cô gái cũng suy nghĩ kiểu xanh chín, “trong hai chàng trai ai quan tâm, yêu chiều cô hơn thì sẽ được chọn lấy làm chồng”.
Từ bao giờ khi người yêu mải công việc không quan tâm, một cô gái có thể lên giường cùng người khác nhưng vẫn được cảm thông. Có phải là do các bộ phim nói về Tình một đêm trước hôn nhân của Mỹ khiến người Á Đông chúng ta cảm thấy nó là bình thường. Một cô gái sống buông thả, ích kỷ thậm chí có phần “trơ trẽn” - chả hiểu sao lại được nhiều bạn trẻ khen nức nở, báo chí tung hô lên mây về những triết lý bộ phim mang lại - hay là họ được trả tiền để làm điều này. Nào là: Đừng chỉ vì thắng một cuộc cãi vã mà chấp nhận thua cả một cuộc tình. Nào là: Hãy luôn quan tâm đến người mình yêu, như vậy người thứ ba sẽ không có cơ hội xuất hiện. Rồi: Tình yêu không phải là chiếc xe chạy mãi, phải có lúc hỏng hóc, quan trọng là phải biết sửa chữa kịp thời.
Đây không phải ngôn lù, không phải hài nhảm thì là gì? Nhưng sao nó lại được tung hô, thần thánh lên kinh vậy.
Hoặc như năm ngoái, giới nghệ thuật nước nhà (hoặc là nhiều kẻ trọc phú kiến thức tự gắn mác chuyên gia) đã hăng say chỉ trích Bộ VH nước nhà, khi cấm chiếu phim Vị vì không hợp thuần phong mỹ tục, trong khi Vị được các anh/chị ấy tung hô là “đẳng cấp thế giới”, họ đánh giá rất cao VỊ, (một bộ phim theo tôi là lố lăng, rẻ tiền với nhiều tình tiết tính dục kệch cỡm) và cho là gương mặt sáng giá của điện ảnh Việt Nam.
Và rồi nhiều chuyên gia/nhà phê bình điện ảnh tâm sự là họ đã khóc, khi Vị buộc phải dứt lòng từ bỏ quốc tịch Việt, theo quốc tịch Sing để dự Lhp quốc tế.
Tôi đã phì cười, khi chứng kiến không biết bao nhiêu các KOLs các thứ các kiểu lao vào chỉ trích. Rằng là cổ hũ, phong kiến khiến chảy máu chất xám. Rồi những thứ thuần phong mỹ tục hà khắc bóp nghẹt nền nghệ thuật nước nhà. Blo bla các lý do nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam vì sao kém sắc ...
Xin lỗi các anh chị đi. Đành rằng Bộ VH và nền nghệ thuật nc nhà còn ko ít khiếm khuyết, nhưng việc gìn giữ thuần phong mỹ tục là nét sáng nhất của điện ảnh Việt, khiến nền văn hóa vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, ko bị lai căng biến chất.
Những chuyên gia nửa mùa ấy đang cố tung hô mấy thứ văn hóa Tây học nửa mùa ấy (sex tập thể, nude 30 phút …) như một thư cao siêu vĩ đại, mà họ đã quên biệt đi bản sắc văn hoá, cội nguồn dân tộc. Tức những chuyên gia ấy, cũng chỉ là phường trọc phú tri thức giá cáo túi cơm.
Vậy đấy, việc tiếp xúc thông tin kiến thức nửa vời mà không nắm bắt được bản chất vấn đề, từ đó sẽ không thể có cái nhìn toàn diện sâu xa hơn về vấn đề. Đây chính là ếch ngồi đáy giếng, tam quan lệch lạc.
(Trong triết học, tam quan chính là những quan điểm căn bản về thế giới xung quanh của một người. Quan điểm này bao gồm cách nhìn nhận và cách đánh giá khách quan về cuộc sống. Các nhà triết học thường gọi tam quan với một tên gọi khác là thế giới tam quan. Vậy thế giới tam quan là gì? Thế giới tam quan của một người thường được hình thành nên từ 3 yếu tố cốt lõi như sau:
- Thế giới quan (vũ trụ quan): thể hiện suy nghĩ, nhận thức, quan điểm của một người về cuộc sống. Cuộc sống ở đây bao gồm thế giới xung quanh và sự liên kết giữa con người với thế giới.
- Giá trị quan: thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá tổng thể của con người về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó xung quanh mình.
- Nhân sinh quan: thể hiện thái độ của con người về ý nghĩa cốt lõi và cơ bản của nhân sinh, thời thế.
Như vậy, tam quan của một người sẽ đóng vai trò quyết định nhận thức và cách hành xử của người đó với thế giới. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng giúp con người thiết lập nên giá trị và giới hạn đạo đức cho riêng mình.)
Vì thế, việc bạn nắm bắt được nhiều kiến thức là tốt, nhưng thế là chưa đủ. Quan trọng hơn, bạn phải đánh giá được tính đúng đắn, hợp lý … của lượng kiến thức mà bạn được tiếp thu.
Nên nhớ, kiến thức chính là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả … mà chúng ta được tiếp xúc. Nhưng chỉ khi bạn lĩnh ngội/lĩnh hội được kiến thức đó, nó mới trở thành tri thức của bạn. Nói cách khác, tri thức nó chỉ sự hiểu biết/quan điểm của bạn về một đối tượng, hiện tượng … trong thế giới này.
Tức là theo tôi, việc nghe, đọc … và tiếp thu thông tin sẽ hình thành nên kiến thức của bạn. Và bạn phải dùng tư duy của mình để đánh giá, nhìn nhận về các thông tin đó, lúc đó nó mới thành tri thức của bạn. Hiểu đơn giản, tri thức bạn có được nhất thiết phải thông qua quá trình tư duy bao gồm: chiêm nghiệm, trải nghiệm, và đánh giá.
Tuy nhiên, từ đây lại nảy sinh một vấn đề rất lớn, đó là tri thức của từng cá nhân phụ thuộc vào trí tuệ của họ. Cùng được tiếp xúc với một thông tin, dữ liệu, sự kiện … song mỗi người lại có cách đúc rút, nhìn nhận vấn đề khác nhau.
Và thế là, dĩ nhiên rồi, có những học giả đúng nghĩa với tri thức nguyên bản - đồng thời cũng có những trọc phú kiến thức với quan điểm nửa vời.
Đáng tiếc, và đáng buồn, ấy là những học giả thật sự lại không được truyền thông chú ý, không mấy người ủng hộ. Ngược lại, đám trọc phú kiến thức được truyền thông lăng xê, và họ còn có cả một cộng đồng fan hâm mộ đông đảo.
Theo tôi, hâm mộ cứ hâm mộ, nhưng cuồng quá, nâng tầm Idol mình, vốn là trọc phú kiến thức, lên tầm thần thánh, đó là những kè não tàn đần độn đang tràn lan trên MXH.
Einstein (1879 - 1955) từng nói: “Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn”.
Dù đã mất cách đây 65 năm, nhưng lời dự đoán về thế giới thời công nghệ hiện đại của thiên tài Eistein vẫn khiến chúng ta ngạc nhiên bởi sự chính xác của nó.
Sự bùng nổ của công nghệ, dĩ nhiên nó mang lại cực kỳ cực kỳ nhiều tiện dụng. Tuy nhiên, phần này tôi sẽ đề cập đến mặt trái của nó. Bởi vì công nghệ thông tin bùng nổ, sẽ khiến người thông minh uyên bác hơn và người kém thông minh ngày càng ngu đần hơn.
Internet phát triển, sự bùng nổ về thông tin, người ta ít đọc sách hơn vì quan điểm: Cái gì không biết thì tra google. Nắm bắt được tâm lý này, Mỹ và truyền thông phương Tây đưa rất nhiều tin bẩn lên internet và MXH, và tin vào sự chính xác của nó, rất nhiều người đã bị ngộ độc thông tin. Tất nhiên Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, ngày càng nhiều những kẻ sính Tây, tự nhục, bất mãn và có xu hướng xét lại lịch sử.
Quá đơn giản để sở hữu các thiết bị công nghệ thông minh và cầm tay như smartphone, laptop, ipad... để phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều người trong chúng ta lười tư duy, ít ghi nhớ, bộ não thụ động và ngày càng chìm trong thế giới giải trí phù phiếm.
Mạng xã hội (lớn nhất là Fb, Ins ..) phát triển, kết nối với nhau đơn giản hơn nhiều . Nhưng có không ít người chìm đắm vào thế giới ảo mà quên mất mình còn có cuộc sống quan trọng hơn rất nhiều, đó là cuộc sống thật và những mối quan hệ xã hội thân mật cần có.
Và dễ nhận ra, từ cỡ 10 năm trở lại đây, trẻ em luôn là chứng nhân sống tiêu biểu nhất. Ham chơi game, lệ thuộc và YTB, lười tư duy ... nên đã sản sinh ra nhiều đứa trẻ hoặc ích kỷ, hoặc ngáo ngơ, hoặc tự kỷ ... tùy thuộc vào những gì chúng được tiếp xúc.
Vậy nên các bạn ạ, đừng chỉ nghe đọc và tiếp thu kiến thức một cách bị động, chúng ta cần học cách tư duy/phản biện … để biến những kiến thức ấy trở thành tri thức đúng đắn của riêng mình. Chỉ như thế, chúng ta mới không bị ngu dần đi trong thời buổi MXH tràn lan với thông tin bùng nổ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét