Đến năm 1969, các nguyên tắc nền tảng trong Tuyên ngôn châu Mỹ về quyền và trách nhiệm của con người được tái khẳng định trong Công ước châu Mỹ về quyền con người (American Convention on Human Rights).
Công ước này
xác định:
Các quyền con người mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ
tuân thủ và đảm bảo, đồng thời quy định việc thiết lập Tòa án Quyền con người
châu Mỹ (Inter-American Court of Human Rights).
Công ước này hiện có giá trị bắt buộc đối với 24 trong số 35
quốc gia thành viên của OAS[1].
Tòa án Quyền con người châu Mỹ cùng với Ủy ban Quyền con người châu Mỹ (Inter-American Commission on Human Rights - IACHR) tạo nên bộ máy cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở châu lục này. Trước hết nói về Ủy ban Quyền con người châu Mỹ, cơ quan này có chức năng thúc đẩy việc tuân thủ và bảo vệ quyền con người ở châu Mỹ. Ủy ban bao gồm 7 ủy viên được bầu chọn bởi Đại Hội đồng OAS cho nhiệm kỳ 4 năm, hoạt động với tư cách cá nhân. Ủy ban có một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch. Tòa án Quyền con người châu Mỹ bao gồm 7 thẩm phán là công dân các quốc gia thành viên OAS, được bầu theo nhiệm kỳ 6 năm bởi Đại hội đồng OAS. Tòa có hai chức năng cơ bản là xét xử và tư vấn.
MLN. Nh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét