Không chỉ đề cao vai
trò, tầm quan trọng của người lãnh đạo: “Một người lo bằng kho người làm”,
triết lý người Việt còn nhắc nhở những ai ở cương vị đó phải biết giữ gìn nhân
cách, bởi “nhà dột từ nóc”.
Lại có câu ca dao:
“Người trên ở chẳng chính ngôi/ Để cho bề dưới chúng tôi hỗn hào” là chân lý
cũng là đạo lý, vì người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cấp cao không chỉ phải “lo”
đường lối chiến lược, hoạch định chính sách... mà còn phải là mẫu mực nhân cách
có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng.
Thế nhưng vừa qua, có
không ít vị lãnh đạo cấp cao lại
“nhúng chàm” để rồi đang ở đỉnh cao quyền lực rơi xuống đáy thân phận bị cáo,
trở thành “tấm gương mờ” để người đời bêu riếu... “Tài” và “đức” là hai phạm
trù cơ bản cấu thành nhân cách người lãnh đạo. Họ có thể có “tài” nhưng còn
thiếu “đức”. Bác Hồ từng dạy người cách mạng phải lấy đức là nguồn, là gốc:
“Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(1).
Những “tấm gương mờ” kia còn thiếu đạo đức cách mạng nên sức yếu, không “gánh
được nặng” và chẳng “đi được xa”.
Bốn cái cột chống vững
chắc của ngôi nhà đạo đức cách mạng, theo Bác Hồ là “cần, kiệm, liêm, chính”.
Ngày Quốc khánh 2-9-1947, Người viết bài "Cán bộ và đời sống mới"
giải thích rõ vấn đề, đặc biệt nhấn mạnh đến sự “thực hành”: “Muốn được dân
tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là
phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn
điều đó, mà muốn được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời”(2). Câu nói mang
ý nghĩa thời sự sâu sắc, như là nói với hôm nay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét