Chúng ta có thể hiểu tin bịa đặt là những thông tin sai, được tán phát dưới vỏ bọc tin tức. Những tin bịa đặt kiểu xuyên tạc có ở tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... song chúng thường xuất hiện khi có những sự kiện chính trị, xã hội quan trọng. Các sự kiện này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video clip nhưng được chỉnh sửa hoặc cắt ghép và thường được đăng tải trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công cụ tìm kiếm trên internet. Động cơ của các đối tượng tán phát tin bịa đặt loại này có thể vì nhiều mục đích khác nhau như: Tài chính, chính trị, hạ uy tín của cá nhân, tổ chức một cách có chủ ...
Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện và
lan truyền tin bịa đặt như: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ các đối tượng
từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sản xuất và tán phát tin bịa đặt trực
tuyến một cách nhanh chóng song việc phát hiện và xử lý với các đối tượng này
đang còn nhiều khó khăn; do những tin bịa đặt được chia sẻ rộng rãi trên truyền
thông xã hội; từ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng
Việt Nam của các thế lực thù địch; từ mục tiêu trục lợi hoặc quảng bá danh
tiếng của một số cá nhân, tổ chức và nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng
mạng xã hội chưa cao trong tiếp nhận và chia sẻ các tin bịa đặt; do năng lực
trong quản lý, phát hiện, ngăn chặn tin bịa đặt của các cơ quan chức năng còn
hạn chế và các chế tài xử lý với các đối tượng tạo lập và tán phát tin bịa đặt
còn bất cập...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét