“Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai
nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết
“Dân vận”, ký tên X.Y.Z, đăng trên Báo Sự thật số 120, ngày 15 tháng 10 năm
1949.
Giữa lúc công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta ở vào
thời điểm vô cùng cam go, quyết liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả dân
tộc. Nhận thức sâu sắc và đánh giá cao vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân
dân đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm
“Dân vận”. Đây là “cẩm nang” kịp thời chỉ dẫn một cách đầy đủ và sâu sắc cả về
mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, tính hiệu quả... của công tác dân
vận đối với cán bộ, đảng viên; tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn
thể.
Thấu triệt tư tưởng chỉ đạo của Bác, mọi cương lĩnh, văn kiện,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta luôn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính
đáng của nhân dân, vì nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với
nhân dân, từ đó luôn chủ trương phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân theo
phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nghe dân nói, nói dân
hiểu, làm dân tin”, để xây dựng nên khối đại đoàn kết và không ngừng phát huy
sức mạnh của cả dân tộc. Ngành Dân vận và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận
đã luôn chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước những chủ trương, chính sách
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác Dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân”
ngày càng vững chắc. Cán bộ làm công tác Dân vận luôn tích cực học tập, nghiên
cứu nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; phong tục, tập quán của từng địa phương, từng dân tộc; âm mưu, thủ đoạn
chống phá của địch để tuyên truyền, vận động cho quần chúng nhân dân thông
suốt, hiểu được quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyết tâm cùng với toàn
Đảng, toàn quân nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách giành được những thắng
lợi vẻ vang trong kháng chiến, thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà
chiến đấu, hy sinh; luôn được dân mến, dân tin, dân giúp đỡ. Mối quan hệ quân -
dân trở thành mối quan hệ mẫu mực được ví như máu thịt, như cá với nước, trở
thành lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ quân đội
luôn tích cực hưởng ứng và làm tốt các công tác dân vận, tham gia xoá đói, giảm
nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới. Các phong trào, mô hình: “Cảnh sát
biển đồng hành cùng ngư dân”, “Tết quân dân”, “Xuân biên cương, Tết hải đảo”,
“Tết Biên phòng, ấm lòng dân bản”… đã, đang được triển khai quyết liệt với tình
cảm, trách nhiệm cáo của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, góp phần cùng với toàn
Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước manh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét