Vừa qua, khi Việt Nam trúng cử Thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, Đại sứ quán Mỹ tại nước ta đã đăng đàn "chúc mừng", đồng thời rao giảng cái gọi là "chúng tôi hy vọng Việt Nam tận dụng cơ hội này để thực hiện bước tiến thúc đẩy nhân quyền và trả tự do cho những người bị bắt giữ tùy tiện vì thực hiện các quyền cơ bản của con người..." . Xin có đôi lời như sau:
Nói về dân chủ, nhân quyền thì chúng tôi kém Mỹ rất xa. Việt Nam thua Mỹ cái quyền sen đầm quốc tế, quyền can thiệp nội bộ nước khác, quyền được mang bom đạn để tấn công, hủy diệt các quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mỹ có quyền đối xử theo kiểu thượng đẳng đối với người da trắng, hạ đẳng đối với người da đen và homeless. Hoa Kỳ là quốc gia mà ở đó 5% tầng lớp thượng đẳng nắm 99% kinh tế và chi phối toàn bộ xã hội. Từ ngày lập quốc (1776) đến nay, Hoa Kỳ đã trực tiếp phát động hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của hàng chục nước, phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược. Máu của cả trăm triệu người trên khắp thế giới đã xây nên cơ đồ giàu có của họ như hôm nay.
Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Vậy nên dù là cựu thù nhưng ngày nay quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng trở nên tốt đẹp. Việt Nam, Mỹ ngày càng hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Đó là điều hết sức vui mừng. Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì hoà bình và phát triển, vì lợi ích của hai nước. Thế nhưng nếu nếu Hoa Kỳ vẫn cứ giữ thói quen đó là kêu gọi về nhân quyền Việt Nam thì tốt nhất là đừng nên làm. Việc này ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước và vì Hoa Kỳ không đủ tư cách để nói chuyện nhân quyền với Việt Nam.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ các ông đã được long trọng công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ. Bản Tuyên ngôn nêu rõ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Nghĩa là trong những quyền cơ bản của con người thì quyền được sống là quyền tối thượng. Vậy xin hỏi ai đã tàn sát người da đỏ để cướp lãnh thổ của họ? Người da đỏ có vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890 và hiện nay gần như tuyệt chủng. Ai đã mang quân cướp một nữa lãnh thổ và tàn sát người Mexico? Ai đã ném bom nguyên tử hủy diệt Hiroshima và Nagasaky, khiến 220.000 người chết? Ai đã mang cả nửa triệu quân cùng chư hầu xâm lược Việt Nam và tàn sát người vô tội ở Việt Nam?..
Kể từ năm 1946 đến nay, quân đội Hoa Kỳ đã trực tiếp tấn công 9 quốc gia (Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, Grenada, Afghanistan, Iraq, Nam Tư, Panama, Cuba), các cuộc chiến này gây ra cái chết của 10 tới 15 triệu người. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng gây ra đảo chính hoặc ngầm can dự vào xung đột tại 28 quốc gia khác, gây ra cái chết của 9 tới 14 triệu người. Tổng cộng Hoa Kỳ đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của khoảng 20 đến 30 triệu người trong các cuộc chiến tranh và xung đột rải rác trên khắp thế giới kể từ năm 1946 đến nay.
Cần khẳng định rõ rằng, Việt Nam là đất nước đấu tranh mạnh mẽ nhất trên thế giới này để giành giật quyền con người từng bị cướp đoạt trong tay quân xâm lược, đô hộ. Một đất nước đã dùng cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giành độc lập, tự do, bảo đảm dân chủ, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền tự quyết vận mệnh dân tộc. Nước Việt do dân Việt làm chủ, chế độ lấy tổ quốc, nhân dân làm trung tâm để phụng sự. Dân tộc đó phải là dân tộc tự do nhất, dân chủ nhất, dân quyền nhất!
Vừa qua, Hoa Kỳ lấy chuyện một số đối tượng như Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Tường Thụy…bị bắt để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Khẳng định rõ, họ bị bắt để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Khởi tố về tội theo Điều 117 Bộ luật hình sự “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”. Những kẻ đó không phải là thực hiện quyền tự do dân chủ cũng như cổ súy nhân quyền mà bản chất là hành vi vi phạm pháp luật. Các người cho rằng: “Việt Nam đã bắt giữ, bịt các tiếng nói đối lập” là hoàn toàn không có cơ sở, không đúng bản chất sự việc bởi họ bị bắt là vì vi phạm pháp luật chứ không phải vì tiếng nói đối lập hay trung lập gì cả. Vậy cớ gì Hoa Kỳ lại đi tôn vinh những kẻ như Phạm Đoan Trang? Những kẻ chống phá đất nước phải bị xử lý theo pháp luật. Chẳng có chuyện Việt Nam bắt giữ tùy tiện vì thực hiện các quyền cơ bản của con người gì ở đây cả.
Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việt Nam không như Hoa Kỳ hay một số nước Tây Âu, mồm thì ra rả dân chủ nhân quyền nhưng thực chất là những kẻ sát nhân tàn bạo nhất, đúng là những kẻ thiếu thứ gì thì hay rao giảng về thứ đó. Bom đạn Mỹ vẫn nổ khắp nơi trên thế giới, máu tươi tanh tưởi vẫn trào ra, ly tán, chia rẽ và khổ đau mà các nước Trung Đông hay Bắc Phi, Nam Mỹ, Châu Á…vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhân quyền ở đâu khi mà quyền tối thượng của mỗi con người là quyền được sống vẫn thường xuyên bị các nước lớn uy hiếp, tước bỏ?
Vi phạm nhân quyền mà làm cho họ từ thân phận nô lệ, tôi đòi mà đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của tổ quốc. Vi phạm nhân quyền mà từ chỗ hơn 2 triệu người chết đói do chính sách bạo tàn của người Pháp và đặc biệt là phát xít Nhật gây ra 1945 mà có ngày hôm nay. Người Việt không hề có quyền con người dưới chế độ thực dân, phong kiến mà trở thành những con người có áo đẹp, cơm ngon với đầy đủ các quyền tự do, dân chủ. Vi phạm nhân quyền mà vào sinh ra tử để cứu dân khỏi nước sôi, lửa bỏng, cứu dân khỏi thiên tại lũ lụt, dịch bệnh. Vi phạm nhân quyền mà chỉ sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước từ chỗ nghèo đói nhất thế giới, quy mô nền kinh tế 180/195 quốc gia năm 1991 đã vươn lên thành nền kinh tế thứ 31 thế giới, đứng thứ 3 Đông Nam Á và chính thức cạnh tranh sòng phẳng vị trí thứ hai với Thái Lan sao. Người Mỹ nên nhận thức lại khái niệm về nhân quyền. Nói về nhân quyền thì xin lỗi, Hoa Kỳ không đủ tư cách./.
--------------
LCB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét