Hơn hai năm qua, trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực
của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và đời sống xã hội ở nước ta. Đảng,
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng toàn dân, toàn
quân và các tổ chức chính trị - xã hội đã sẻ chia, chung sức, đồng lòng, huy
động mọi nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ tính mạng, ổn định cuộc
sống Nhân dân. Thế nhưng, dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù
địch, phản động, cơ hội tìm mọi cách xuyên tạc, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước
ta; họ không từ bỏ âm mưu, thủ đoạn đen tối nào; trong đó, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc là thủ đoạn rất nguy hiểm.
Chúng lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên
phạm vi cả nước, các nhà tự xưng là “dân chủ” vin cớ “bảo vệ nhân quyền” tạo ra
nhiều “chiêu trò”, xuyên tạc, bóp méo sự thật về kết quả phòng, chống dịch
Covid-19, đẩy mạnh chống phá Đảng và Nhà nước ta; họ dàn dựng các “kịch bản”
tuyên truyền, xuyên tạc một cách công phu, tỉ mỉ, với nhiều thủ đoạn hết sức
tinh vi, xảo quyệt, nhằm đánh lạc hướng dư luận, nói xấu Đảng, Nhà nước, tạo
tâm lý bi quan, hoài nghi, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ rêu
rao: “Việt Nam đối diện khủng hoảng kinh tế, xã hội toàn diện, chỉ biết phong
tỏa mặc dân sống chết ra sao”; “không hỗ trợ cứu đói cho dân mà còn tận thu vơ
vét tiền của dân”; thâm hiểm hơn, họ còn tung ra những băng video phỏng vấn ý
kiến của những người lao động nghèo chưa được nhận hỗ trợ từ chính quyền để vu
khống rằng “người nghèo không được hỗ trợ”, “chỉ có dân giúp dân, không thấy
chính quyền đâu”... Từ đó, họ vu khống Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”,
họ xuyên tạc, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam.
Tuy nhiên, dù họ có “áp đặt, vu cáo” đến đâu thì họ cũng không
thể phủ nhận một thực tế rằng, Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và phát huy
“dân chủ” và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của con người. Điều này được thể
hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hoạt động tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và các chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Khi đại dịch Covid
-19 xảy ra, lây lan, bùng phát ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên đã chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò nòng cốt,
phối hợp với các cơ quan nhà nước ra lời kêu gọi, tuyên truyền, vận động, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái
trong Nhân dân “lá lành đùm lá rách”, góp công, góp sức, góp tiền ủng hộ tuyến
đầu phòng, chống dịch, bổ sung nguồn kinh phí của Chính phủ mua vaccine phòng
dịch, góp phần ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng và đẩy lùi đại dịch Covid-19 bảo
vệ tính mạng Nhân dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận và ca ngợi.
Những thành quả và quan điểm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền
là rất rõ ràng, đúng đắn. Thế nhưng trên một số trang mạng vẫn có những cá
nhân, tổ chức tán phát bài viết xuyên tạc, bác bỏ, cố tình phủ nhận những thực
tế về dân chủ, nhân quyền và những thành quả về thực hiện chính sách dân tộc,
tôn giáo, xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phần nào làm
thay đổi nhận thức, cách nhìn về bức tranh tổng thể khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng,
an ninh, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và mở rộng. Họ phủ nhận
tất cả, từ những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp
luật đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Dưới chiêu bài
“dân chủ, nhân quyền”, một số người tự xưng mình là những người có “sứ mệnh” -
những người “trung thành“ với Đảng, đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”. Vậy
thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những
thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền”
nhằm nói xấu chế độ, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chống phá
đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ở trong nước cấu kết với
các nhóm phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài tổ chức: Diễn đàn, Thông
luận cùng với “những điều kiến nghị của một công dân”, những kẻ cơ hội đổ lỗi
tình trạng khủng hoảng và đói nghèo ở nước ta là hậu quả của chính sách cai trị
độc tài dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản áp đặt trên đất nước
Việt Nam. Chúng tập trung bài xích nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc
biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ. Bằng việc vu cáo Đảng Cộng sản chiếm
quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”, thực hiện sự
chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng
đối lập Đảng với Nhà nước; đối lập Đảng, Nhà nước với Nhân dân và lực lượng vũ
trang. Họ nhắc đi, nhắc lại luận điệu rằng, thể chế chính trị của Việt Nam hiện
nay là “không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, chế độ một đảng lãnh đạo, là
trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền”; rằng, một đảng cầm quyền thì không
thể có dân chủ.
Tình hình trên đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với cuộc đấu tranh
phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng; trong đó cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc,
chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng trở thành một trong những nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị. Đảng chỉ
rõ: “Tiếp tục nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu
của toàn đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược; tích cực đấu tranh, phản bác có hiệu quả
quan điểm sai trái của các thế lực thù địch”1.
Như vậy, quan điểm của Đảng ta tăng cường đấu tranh chống các
quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân phải thường xuyên, liên tục nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính
thuyết phục và phải đạt hiệu quả cao. Cần nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, cơ hội đang đẩy mạnh thực hiện truyền bá những quan điểm,
luận điệu sai trái, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét