Sau khi
Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở các nước Đông Âu sụp đổ, các thế
lực thù địch, phản động cấu kết với các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị đưa
ra đủ thứ quan điểm, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam.
Luận điệu
chúng thường rêu rao là “Việt Nam lựa chọn con đường đi lên CNXH là một sai lầm
lịch sử”, là ‘ảo tưởng”, là “thiên đường bánh vẽ”. Chúng cho rằng, nếu lấy mốc
thời gian tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời thì đến nay, đã gần
200 năm mà CNXH không trở thành hiện thực, bị sụp đổ ngay ở nước Nga-quê hương
của V.I.Lênin và Cách mạng Tháng Mười. Một khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu không
còn tồn tại thì ở Việt Nam cũng sẽ bị sụp đổ.
Một câu
hỏi chúng tự đặt ra: “Việt Nam quá độ đi đâu?”, rồi lại tự lèo lái dư luận
rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
(TBCN), lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; đi lên CNXH
phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, chặng đường, có sự
đấu tranh giữa “cái cũ và cái mới”, thế nên Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân
Việt Nam không bao giờ vượt qua được các chặng đường quá độ gian khổ đó và
không thể đi đến cái đích của CNXH .
Sau khi
Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2045 đưa nước ta trở
thành nước phát triển theo định hướng XHCN, các thế lực thù địch, phản động, cơ
hội chính trị cho rằng, đó chỉ là một thứ “mị dân”. Theo lập luận của chúng,
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có vai trò lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, không đủ khả năng lãnh đạo trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội
(KT-XH), vì “những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới là do các nước tư
bản đầu tư vào, chứ không phải do năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam”.
Dưới chiêu
trò “bình mới rượu cũ”, các luận điệu nêu trên chủ yếu dựa vào một số lý thuyết
chống cộng, chủ nghĩa duy vật máy móc, lý thuyết “hội tụ”, lý thuyết “xã hội
hậu công nghiệp”, lý thuyết các nền văn minh... nhằm biện minh cho sự tồn tại
của chế độ TBCN, phủ nhận tính khách quan của thời kỳ quá độ đi lên CNXH trong
thời đại ngày nay. Không dừng lại ở đó, một số luận điệu còn tinh vi đánh tráo
khái niệm, lấy hiện tượng để đánh đồng với bản chất, triệt để lợi dụng sự sụp
đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây) để lớn tiếng tuyên
truyền “CNXH chỉ là ảo tưởng”; trong khi lại cố tình khuếch trương, thổi phồng
những thành quả của chủ nghĩa tư bản (CNTB) hiện đại, mà không thấy rõ bản chất
bóc lột tinh vi của giai cấp tư sản và những bất công chưa thể giải quyết tận
gốc trong lòng xã hội tư bản hiện nay.
Mục đích
chính trị phản động của các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam nhằm gây hoang mang, mất niềm tin, ru ngủ tinh thần cảnh giác cách
mạng của nhân dân; sâu xa hơn, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, phủ nhận khả năng thắng lợi của con đường quá độ bỏ qua chế độ TBCN
đi lên CNXH ở Việt Nam, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo quỹ đạo của CNTB.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét