Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc và của Đảng ta. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh: Đoàn kết là yêu cầu chiến lược để đảng cộng sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Đoàn kết là sức đề kháng để Đảng phòng ngừa các nguy cơ bè phái, cục bộ, “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”...
Ngay từ khi mới thành lập Đảng, những người cộng sản Việt Nam đã thống nhất từ bỏ mọi thành kiến và xung đột cũ, kết thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc. Tại Đại hội III của Đảng năm 1960, nhận thức rõ đoàn kết “là sinh mệnh của Đảng”, Đảng ta bổ sung vào Điều lệ Đảng nguyên tắc đoàn kết nhất trí và nhấn mạnh: “Đảng kiên quyết chống lại mọi hiện tượng chia rẽ, bè phái trong Đảng. Mỗi đảng viên phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt... Tự phê bình và phê bình thành khẩn, thẳng thắn và đúng mức là một bảo đảm cho sự đoàn kết nhất trí đó”(1). Điều lệ Đảng hiện hành quy định: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động... đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng”(2).
Đánh giá kết quả thực hiện nguyên tắc đoàn kết, Đại hội XIII
của Đảng nhận định: “Đảng ta đoàn kết, thống nhất và trong sạch, vững mạnh hơn;
niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng cường hơn, tạo nền tảng vững
chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới”(3). Tuy
nhiên, Đảng ta cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm: “Việc thực hiện các
nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi
chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm, mất đoàn kết nội bộ, có nơi còn biểu hiện cục
bộ, lợi ích nhóm”(4). Trước đó, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã cảnh báo:
“Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số
cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét