Chủ tịch Hồ Chí
Minh, cần phải tăng tính thực tiễn trong học tập lý luận, nghĩa là học lý luận để phục
vụ thực tiễn làm việc, từ đó khắc phục được bệnh giáo điều lý luận. Người
cán bộ, đảng viên phải có thái độ đúng đắn mới có thể khắc phục được bệnh giáo
điều trong nghiên cứu, học tập lý luận. Như vậy, thay đổi nhận thức về việc học tập
lý luận là quán triệt
quan điểm thực tiễn để chống bệnh giáo điều trong học tập lý luận.Tiếp tục
đẩy mạnh Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cán bộ, đảng viên; trong
đó cần đấu tranh khắc phục bệnh giáo điều
Cần thay đổi nhận
thức về việc học tập lý luận nhằm nâng cao trình độ tư duy lý luận, chống giáo
điều về lý luận, tăng tính thực tiễn trong học tập lý luận. Tăng tính thực
tiễn là gắn các tri thức lý luận với thực tiễn công tác, thực tiễn đất nước,
làm cho thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm tăng hiệu quả hoạt động thực
tiễn công tác của mình. Cần vận dụng lý luận một cách sáng tạo và hiệu quả vào
thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác.
Học tập lý luận
cốt là vận dụng vào thực tiễn, phục vụ cải tạo thực tiễn, nếu không sẽ trở nên
giáo điều về lý luận. Vận dụng ở đây không đơn giản là dùng những kiến thức lý
luận đã học để áp dụng vào thực tế mà để phân tích, mổ xẻ thực tiễn. Phải đem
những điều học được để phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong công
tác của bản thân mình và của Đảng, như vậy thì việc nghiên cứu, học tập, vận dụng
lý luận mới có hiệu quả. Khi đem những kiến thức lý luận áp dụng vào thực tiễn
phải phân tích những điều kiện cụ thể của thực tiễn để lựa chọn lý luận nào và
kinh nghiệm thực tiễn nào vào cải tạo thực tiễn.
Bác luôn dựa
trên thực tiễn và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Việt Nam để tiếp thu chọn
lọc những gì hợp lý, đúng đắn và định hướng cho quá trình tìm ra hệ thống lý luận
cũng như phương pháp cách mạng để giải quyết những vấn đề của
cách mạng Việt Nam. Đó là một phong cách hành động khoa học, lấy thực tiễn là
cơ sở, điểm xuất phát của quá trình nhận thức chân lý.
Cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để
giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm
cho nó đầy đủ dồi dào thêm”. Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn,
đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Làm được như vậy
có nghĩa là làm cho lý luận được “bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ
trong thực tiễn sinh động”. Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo, soi đường,
dẫn dắt bởi lý luận mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét