Cùng với Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quân sự, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ Biên giới quốc gia có vị trí, vai trò rất quan trọng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Cách đây gần 4 năm, ngày 28 tháng 9 năm 2018, Bộ Chính trị khóa
XII ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia
(Nghị quyết số 33-NQ/TW) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng
viên, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là những lực lượng có liên quan trực tiếp
đến bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. Qua đó, phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị tham
gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Nghị quyết số 33-NQ/TW nhấn mạnh sự cần
thiết phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng, nâng hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với công tác quản lý
và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới
quốc gia đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, các ban, bộ, ngành, địa phương; cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ cần nắm vững các nội dung cơ bản sau đây:
Một là, các ban, bộ, ngành, địa phương, nhất lừ lực lượng trực
tiếp tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo, tùy theo chức
năng, nhiệm vụ tổ chức phổ biến, tuyên tuyền cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và
nhân dân các nội dung cơ bản của Chiến lược nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm cho họ; tạo động lực phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân và cả hệ thống chính trị tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới
quốc gia, biển, đảo của Tổ quốc.
Các cơ quan chức năng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng,
người chỉ huy các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch bổ sung nội dung về bảo
vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo vào chương trình hành động; cụ thể hóa và đưa
vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường nhằm giáo dục lòng
yêu nước, tự tôn dân tộc và ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với
sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia, biển, đảo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biên giới quốc gia; trách
nhiệm và nghĩa vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là lực biên phòng, cảnh
sát biển; cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người
lao động trong việc quán triệt, chấp hành các quy định của pháp luật về xây
dựng biên giới hữu nghị, quản lý và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, biển,
đảo của Tổ quốc.
Hai là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với
công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, biển, đảo
của Tổ quốc. Các cơ quan, đơn vị chuyên trách được giao nhiệm vụ quan trọng này
phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương, các lực lượng trong thực hiện
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, nhất là các cửa khẩu, đường biên,
các cột mốc biên giới. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp
luật về bảo vệ biên giới quốc gia; bảo đảm an ninh, trật tự, kiểm soát xuất,
nhập cảnh ở khu vực biên giới.
Nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý
nghiêm các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, lấn chiếm, phá hoại biên giới
quốc gia. Tổ chức đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ,
an ninh biên giới quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản
lý, giám sát biên giới, chỉ đạo, hỗ trợ các đạo phương sản xuất các sản phẩm
thông tin truyền thống phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở
khu vực biên giới, hải đảo. Huy động các nguồn lực, triển khai các chương trình
hoạt động hướng về biên giới, vùng biển, đảo nhằm giữ dân bảo vệ biên giới;
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ở khu vực
biên giới, biển, đảo; phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ biên giới,
biển đảo.
Ba là, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia, củng cố cơ
sở chính trị địa phương vững mạnh, tạo nền tảng xây dựng thế trận biên phòng
toàn dân ở khu vực biên giới. Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng
khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang là nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là
lực lượng chuyên trách.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo lực lượng Bộ đội Biên
phòng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, duy trì an ninh, trật
tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Triển khai kế
hoạch đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới. Điều chỉnh quy hoạch, phân bố
dân cư tại các địa bàn biên giới, hải đảo. Bố trí đầu tư phát triển theo quy
hoạch, tạo công ăn, việc làm, ổn định cuộc sống cho nhân dân ở khu vực biên
giới, vùng biển, đảo. Chỉ đạo đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động
các nguồn lực trong xã hội đóng góp xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia.
Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng, an ninh ở
khu vực biên giới với các nước láng giềng. Chăm lo chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở khu vực biên giới; khắc phục tình trạng
“trắng” dân cư ở một số khu vực biên giới, hải đảo. Thực hiện tốt chủ trương,
chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Bố trí cán bộ biên phòng tham
gia sinh hoạt chi bộ các thôn, bản, ấp; tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn
thiện hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở khu vực biên giới.
Bốn là, hoàn thiện thể chế, pháp luật về bảo vệ biên giới quốc
gia; nghiên cứu, hoàn thiện phương thức, phương án tổ chức quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia trong tình hình mới. Các cơ quan đơn vị chức năng rà soát, hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ
biên giới quốc gia. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi pháp
luật về bảo vệ biên giới quốc gia. Triển khai các hoạt động, biện pháp nghiệp
vụ, dự báo các tình huống chiến lược có thể xảy ra. Kịp thời bổ sung, hoàn
chỉnh phương án, kế hoạch xử lý. Giải quyết hiệu quả, kịp thời các tình huống
nảy sinh trên biên giới, vùng biển, đảo; không để bị động, bất ngờ.
Năm là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh. Xây dựng quy hoạch,
kế hoạch tổng thể, có trọng tâm, trọng điểm về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo
vệ biên giới quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng các
khu kinh tế - quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Ưu tiên vùng
đặc biệt khó khăn, vùng trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh ở Tây Bắc,
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và biển, đảo. Ưu tiên dành nguồn lực phân bổ từ Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhất là hạ tầng phục vụ sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Phát huy thế mạnh của vùng về du lịch sinh thái,
truyền thống văn hóa; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vành đại ở khu vưc biên
giới.
Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác
đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân trong xây
dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo. Thực hiện có
trách nhiệm các cam kết và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên. Tiếp tục phát triển quan hệ đối tác với các nước láng
giềng, đẩy mạnh hợp tác biên phòng rộng rãi, toàn diện ngang tầm với quan hệ
của Việt Nam với các nước. Tập trung vào các hoạt động diễn tập, hợp tác tuần
tra chung, cứu hộ, cứu nạn trên bộ, trên biển. Đấu tranh phòng, chống tội phạm
xuyên biên giới, đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra trên biên giới, biển,
đảo. Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực biên phòng với các nước. Đẩy mạnh giao
lưu quốc phòng, giao lưu hữu nghị biên giới; nhân rộng mô hình kết nghĩa với
lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân các nước láng giềng. Làm tốt công tác
xuất nhập cảnh, cải cách thủ tục hành chính đối với người, phương tiện tại các
cửa khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế. Xây dựng phương án hoạch
định trên biên giới quốc gia; xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam với các nước.
Triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý quốc tế về biên giới;
phân giới và cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về hoạch định
biên giới quốc gia được ký kết với các nước láng giềng. Xây dựng và củng cố mô
hình kết nghĩa giữa các các địa phương, đơn vị và nhân dân hai bên biên giới,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng
biên giới quốc gia hòa bình hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia là góp phần
bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Việc
nhận thức đúng và thực hiện hiệu quả Chiến lược này là trách nhiệm, niềm vinh
dự, tự hào của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và mỗi công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam./.
DƯƠNG PHƯƠNG DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét