Sự thật là quyền con người tại Việt Nam luôn được đảm bảo trong Hiến pháp, thể chế pháp luật, được chú trọng trong các chính sách của Nhà nước và ngày một tốt hơn trên mọi phương diện đời sống.
Tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang được thế giới nhìn nhận ngày một khách quan hơn, bất chấp nhiều luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá.
"Việt Nam là một đối tác quan trọng của Liên Hợp Quốc, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Mối quan hệ tốt đẹp này cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, sự phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới". Đó là đánh giá mới nhất về Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres
Còn ông Jean-Pierre Archambault, Nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt thì cho rằng: "Bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận".
Không phải ngẫu nhiên Việt Nam được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tín cử là đại diện cho Khối tham gia ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Bởi theo bà Caitlin Wiesen, nguyên trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, trong nhiều thành tựu, tiến bộ mà bà ấn tượng về Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực - đó chính là công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tình trạng nghèo cùng cực tại Việt Nam đã giảm từ tỷ lệ cao nhất khoảng 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020. Đó chính là sự thay đổi phi thường.
Ngoài ra, trong 2 năm đại dịch vừa qua, bà Caitlin Wiesen cũng đánh giá rất cao những thành tựu mà chính phủ Việt Nam đạt được trong việc đảm bảo sự an toàn cho người dân, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”:
“Chính phủ Việt Nam đã nhận được đánh giá cao của người dân và cộng đồng quốc tế vì đã chủ động dự báo được tình hình đại dịch, nhanh nhạy và thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong việc kiểm soát được dịch bệnh Covid-19. Vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, các biện pháp nhanh chóng và minh bạch với ưu tiên hàng đầu là an toàn của người dân được coi là những yếu tố then chốt củng cố niềm tin và sự ủng hộ của người dân với chính phủ và các nhà lãnh đạo”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.
Cùng với đó là việc người dân, các doanh nghiệp được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ tài chính kịp thời. Trong đại dịch, người dân được đảm bảo các quyền được tiếp cận các nhu yếu phẩm thiết yếu, quyền được chăm sóc y tế, đi lại và giáo dục trực tuyến. Kiều bào tại nước ngoài được dang rộng vòng tay trở về nước.
Còn với ông Hervé Conan - Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển Pháp – ông rất ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.
“Hình ảnh của người phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác với hình ảnh cách đây 30 năm, vốn luôn gắn liền với công việc bếp núc và chăm lo nhà cửa. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Việt Nam cũng cho thấy vai trò rất tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới trên thế giới khi là một trong những nước đầu tiên thông qua Công ước về cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ cách đây hơn 40 năm và sau đó là Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995”, ông Hervé Conan phân tích thêm.
Trong khi đó, Các thành viên Ủy ban Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (CRC) cũng hoan nghênh những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực đảm bảo các quyền trẻ em, đặc biệt là việc xây dựng và cải thiện, sửa đổi luật pháp của Chính phủ khi ban hành luật trẻ em 2016 thay thế luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em năm 2004.
Nhiều chính trị gia và học giả quốc tế đã rất ấn tượng về những thành công mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ (MDG). Theo LHQ, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam liên tục tăng theo các năm và hiện lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 115/191 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về khía cạnh quyền tự do Internet, ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội, Việt Nam đang đứng top đầu thế giới. Như We Are Social & Hootsuite đã thống kê về chỉ số tiếp cận Internet, Việt Nam có tới 150 triệu kết nối mobile, khoảng 70 triệu người dùng internet. Hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường xã. Tự do báo chí được thể hiện cụ thể với việc cả nước có khoảng 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử, hơn 600 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập.
Bất chấp những luận điệu xuyên tạc, thù địch, quốc tế đang có những đánh giá cao về vấn đề nhân quyền Việt Nam – vốn đã đạt những thành tựu “không thể phủ nhận”. Với việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lần thứ hai, Giáo sư James Borton, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chính sách đối ngoại, Đại học Johns Hopkins cho biết, điều này không chỉ làm sâu sắc thêm sự hội nhập vào hệ thống quốc tế mà còn đem đến cơ hội thúc đẩy hơn nữa quyền con người trong khu vực./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét