Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã đẩy mạnh chống phá hệ thống xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” thay cho biện pháp chiến tranh xâm lược không còn hiệu quả. Một trong các thủ đoạn mà họ sử dụng là đưa ra khẩu hiệu quân đội phải duy trì tính trung lập, nhằm thực hiện “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang cách mạng, mà thực chất là tách quân đội, công an ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vô hiệu hóa vai trò của quân đội - lực lượng đi đầu, nòng cốt, kiên trung của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bài
học rút ra từ việc “Phi chính trị hóa” quân đội của các nước Đông Âu và Liên Xô
trước đây vẫn còn nguyên giá trị. Do những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và
quân đội Liên Xô đã mắc sai lầm chiến lược là từ bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội
về chính trị trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin; xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng
Cộng sản đối với quân đội, vì thế làm làm cho quân đội Liên Xô bị “phi chính trị
hóa” và dẫn đến bị vô hiệu hóa. Gần đây nhất, việc chính phủ cầm quyền ở
Myanmar nhanh chóng bị lật đổ sau một cuộc đảo chính của quân đội có lẽ sẽ là
bài học đắt giá với rất nhiều chính đảng cầm quyền trên thế giới. Một trong những
bài học đó là không để cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “phi chính trị
hóa công an, quân đội”.
Chống
phá cách mạng Việt Nam là một mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản
động trong và ngoài nước. Trong đó, luận điệu “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ
trang được những đối tượng này xác định là một nội dung trọng tâm. Trong khi Đảng,
Nhà nước ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh”. Xây
dựng Quân đội theo tinh thần Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 230 của
Quân ủy Trung ương về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
và những năm tiếp theo. Do đó, chúng cố tình rêu rao quan điểm cho rằng, “quân
đội, công an phải đứng ngoài chính trị”; quân đội cần phải “trung lập”, “đứng
giữa”, không lệ thuộc hoặc đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào… Chúng
cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc thành công là Đảng Cộng sản Việt Nam đã
hoàn thành sứ mệnh lịch sử; Đảng chỉ nên lãnh đạo quân đội trong chiến tranh,
khi hòa bình Đảng cần giao quyền lãnh đạo quân đội cho Nhà nước. Chúng đòi bỏ
Điều 65, chương 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, quy định: Lực
lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng
và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,
Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện
nghĩa vụ quốc tế.
Có
thể thấy, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang suy đến cùng là luận điệu chống
phá của các thế lực phản động nhằm mục đích tách Quân đội và Công an của ta ra
khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, Công an; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong lực lượng vũ trang; tiến tới làm cho lực lượng vũ trang xa rời
bản chất giai cấp công nhân, mất phương hướng chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến
đấu... Âm mưu sâu xa của luận điệu này là làm cho lực lượng vũ trang, nhất là
Quân đội suy yếu về chính trị, lâu dài là vô hiệu hóa Quân đội, với tính cách
là công cụ bạo lực chính trị sắc bén của Đảng.
Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã dự báo: Các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước cấu kết với nhau tăng cường chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ và lực lượng vũ trang ngày càng tinh vi, thâm hiểm, công
khai, trực diện hơn... Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng lực lượng vũ
trang, Quân đội và Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong xây dựng lực
lượng vũ trang phải quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 05-NQ/TW, ngày
17/01/2020 của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn
2021 - 2030 và những năm tiếp theo; Nghị quyết 230 - NQ/QUTW, ngày 02/4/2022 của
Quân ủy Trung ương lãnh đạo tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 -
2030 và những năm tiếp theo; cụ thể hóa mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam đến năm 2025 cơ bản tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu đến năm
2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì vậy, việc định hướng tư tưởng và đấu
tranh chống âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang càng trở thành nhiệm
vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Đặc biệt, các thế lực thù địch tiếp tục thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chế độ ta, quân đội và công an, mà
một trong các thủ đoạn của chúng là đòi “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính
trị”.
Đấu
tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng “phi
chính trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta; trong đó, quân đội là lực lượng nòng cốt. Để làm tốt vai trò lực lượng
nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trước hết cần nắm rõ những vấn
đề có tính nguyên tắc trong đấu tranh “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Đấu
tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là tổng thể các hoạt
động của các chủ thể, lực lượng thông qua những hình thức, biện pháp xây dựng lực
lượng vũ trang vững mạnh về chính trị để ngăn chặn, phòng ngừa mọi âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời đấu tranh vạch trần bản chất
phản động, tính chất phản khoa học và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của chúng. Như vậy, đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” lực lượng vũ
trang bao gồm cả hai hoạt động, đấu tranh “phòng” và đấu tranh “chống”, mục
đích là ngăn chặn, phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vững
mạnh về chính trị, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, lực lượng
vũ trang phải phát huy vai trò các chủ thể trong đấu tranh phòng, chống “phi
chính trị hóa” lực lượng vũ trang như lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều
hành; chủ thể trong và ngoài lực lượng vũ trang. Lực lượng tham gia đấu tranh
phòng, chống cũng rất đa dạng, đòi hỏi phát huy vai trò, trách nhiệm và tính tự
giác của các lực lượng này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét