Trước ngày Đại hội đồng Liên
hợp quốc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc, một số nhà
dân chủ, nhân quyền tự xưng lại càng ra sức cản trở Việt Nam ứng cử thành viên
HĐNQ Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025. Hành động vu khống, phá hoại của những
kẻ chống phá mù quáng không chỉ đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, mà còn
khiến dư luận trong nước và quốc tế phẫn nộ, phản đối. Bởi những đóng góp và
thành tựu của Việt Nam về quyền con người luôn được cộng đồng quốc tế ghi nhận,
đánh giá cao.
Vài nét về Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
HĐNQ Liên hợp quốc trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, được
thành lập năm 2006, là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người trong hệ thống
Liên hợp quốc; là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các
quyền con người; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên
tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép.
HĐNQ Liên hợp quốc có các nhiệm vụ: Thảo luận tình hình, đề cập
các vi phạm quyền con người và đưa ra các nghị quyết, khuyến nghị về các vấn đề
quyền con người, hàng năm có báo cáo trình Đại hội đồng Liên hợp quốc; ngăn
chặn các vi phạm quyền con người thông qua hợp tác và đối thoại; hợp tác chặt
chẽ với các chính phủ, tổ chức khu vực, cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ
chức phi chính phủ…; thúc đẩy giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng
lực cho các nước; thúc đẩy các nước thực hiện nghĩa vụ và cam kết về quyền con
người; kiểm định định kỳ việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của tất cả các
nước về quyền con người dựa trên các thông tin khách quan, tin cậy, thông qua
một cơ chế kiểm điểm định kỳ 4-5 năm một lần, trên cơ sở hợp tác và đối thoại.
HĐNQ Liên hợp quốc có 47 nước thành viên, phân bổ cân bằng theo
khu vực địa lý (châu Á 13 thành viên, châu Phi 13, Đông Âu 6, Mỹ La tinh và
Caribe 8, Tây Bắc Âu và các nước khác 7). Tất cả các nước thành viên Liên hợp
quốc đều có quyền ứng cử vào HĐNQ Liên hợp quốc. Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ
bầu các thành viên HĐNQ Liên hợp quốc bằng bỏ phiếu kín.
Với vị trí và tầm quan trọng của mình, HĐNQ cùng với Hội đồng
Bảo an trở thành những cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc được các nước quan
tâm ứng cử nhiều nhất. Mục đích chính của các nước tham gia HĐNQ là đề cao
đường lối, chính sách, thành tựu về quyền con người, thúc đẩy các ưu tiên, sáng
kiến phù hợp với lợi ích của mình; tranh thủ thông tin, giải thích, vận động,
đấu tranh, phản bác các quan điểm chỉ trích của các cơ chế nhân quyền Liên hợp
quốc hoặc của các nước khác về tình hình nhân quyền ở nước mình.
Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động nhân quyền
Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế,
uy tín của đất nước. Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của HĐNQ, thúc
đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham
gia Nhóm nòng cốt tại HĐNQ về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp
là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…).
Việt Nam cũng là đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết
của HĐNQ Liên hợp quốc trong giai đoạn này. Đồng thời, làm cầu nối thúc đẩy hợp
tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân
bằng, tiến bộ, hướng tới con người của HĐNQ trên những vấn đề còn khác biệt như
về quyền sức khỏe sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử
và bạo lực… Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ HĐNQ giữa các
nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền
con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến
nhân quyền, nhân đạo; phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo
đảm HĐNQ hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hóa, không can
thiệp công việc nội bộ các nước.
Từ năm 2014 đến 2016, Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Điều phối
viên ASEAN tại HĐNQ Liên hợp quốc đã góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa
Việt Nam với các nước và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Việc Việt Nam
tiếp tục ứng cử vào HĐNQ Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025 sẽ góp phần khẳng
định nỗ lực, cam kết và thành tựu cũng như khả năng đóng góp của Việt Nam trong
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh phản
bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá.
Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các nước để tăng cường công tác tuyên truyền
về thành tựu, thực tế tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.
Cùng với đó, nâng cao vị thế, hình ảnh một nước Việt Nam chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước bạn bè, các
nước đối tác, kể cả những nước có quan điểm khác biệt về quyền con người. Thúc
đẩy các sáng kiến cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh sáng kiến về “Biến đổi khí
hậu và quyền con người”; thúc đẩy hợp tác, đối thoại trên các vấn đề mà quốc tế
quan tâm, phù hợp với lợi ích của ta. Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,
hoàn thiện cơ chế phối hợp, nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào các
cơ chế đa phương, tạo tiền đề để đưa cán bộ của ta vào làm việc tại các cơ quan
của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Như vậy, khi Việt Nam tham gia HĐNQ Liên hợp quốc sẽ giúp các nước, các tổ chức quốc tế có nhận thức đúng hơn về nhân quyền ở nước ta; đồng thời, Việt Nam cũng có điều kiện thuận lợi góp phần vào việc bảo đảm thực thi nhân quyền trên thế giới. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét