Giai đoạn hiện nay, với
sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội xóa nhòa
đi khoảng cách của các cá nhân, quốc gia, biên giới, lãnh thổ đem lại nhiều lợi
ích thiết thực cho đời sống của con người như: tính an toàn, chi phí thấp, dễ
tiếp cận về mặt tâm lý, dễ lan truyền,... Tuy nhiên, các thế lực thù địch lại lợi
dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, mạng xã hội và những lỗ hổng, hạn
chế trong khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng để chống phá cách mạng
Việt Nam với những chiêu trò tinh vi, phức tạp đi kèm mức độ nguy hiểm khó lường.
Kể từ sau sự kiện sụp
đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù
địch, phản động, chống đối trong và ngoài nước đã triệt để thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, thực hiện âm mưu thâm độc
“phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “tạo dựng ngọn cờ”, tổ chức “biểu tình
bất bạo động” khi có thời cơ sẽ tiến hành kích động “gây bạo loạn, lật đổ” hoặc
tiến hành “cách mạng màu” với nhiều tên gọi khác nhau... nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa
bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
làm lung lạc niềm tin của nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào chế độ,
vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, trong đó thế hệ trẻ - lực lượng trụ cột,
tương lai của nước nhà không phải là ngoại lệ.
Sự chống phá của các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội hiện nay thường tập trung vào nhóm thanh
thiếu niên không quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước, thiếu
bản lĩnh chính trị, suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống để tấn công trực tiếp
vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tìm mọi cách để chứng minh chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sai lầm; họ hoan hỉ, tung hô về
“sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản” và “sự kết thúc của chủ nghĩa Mác”, ra sức
tuyên truyền và cổ súy cho hệ tư tưởng và nền dân chủ tư sản; xuyên tạc, bôi nhọ
lãnh tụ và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc quan hệ giữa nước ta
với các nước khác trên thế giới; lợi dụng, lôi kéo những người dân bị thu hồi đất
hoặc đang chịu tác động của ô nhiễm môi trường, những người nhẹ dạ, cả tin để
kích động; tìm mọi cách để lập luận, chứng minh Đảng và Nhà nước ta không thực
sự vì dân, chỉ có họ mới thực sự vì dân, vì nước, đứng ra đấu tranh để bảo vệ
nhân dân; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ... lên án cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà
nước tham nhũng, thiếu dũng khí, quyết tâm trong bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Khi Đảng ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đưa những vụ án
lớn ra xét xử thì họ lại xuyên tạc đó là cuộc đấu đá giữa các phe phái trong Đảng,
Nhà nước... Với những sản phẩm truyền thông được đầu tư kỹ lưỡng và được lan tỏa,
không chỉ khiến những người dân trình độ thấp, ít thông tin bị mê hoặc mà ngay
cả một bộ phận người dân có trình độ cao hơn cũng hoang mang, hoài nghi và tin
theo, từ đó hình thành dư luận xã hội tiêu cực một cách sâu rộng. Thủ đoạn tinh
vi, phức tạp này còn được kết hợp với thủ đoạn dựng lên và tung ra những tin đồn
thất thiệt, những thông tin sai sự thật hoàn toàn hoặc một phần, được nhào nặn
khéo léo để xuyên tạc và chia rẽ nội bộ ta. Bởi lẽ âm mưu của các thế lực thù địch
đã rõ nét khi xác định đối tượng phá hoại tư tưởng là thế hệ trẻ, vì đây là những
người có nhiều ước mơ, hoài bão, khát vọng được khẳng định, bứt phá, cống hiến
và năng động, nhưng bản lĩnh và kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm còn hạn chế, dễ bị
vật chất cám dỗ, bị kích động từ những sự kiện chính trị, xã hội hoặc điểm nóng
trong nước từ đó trở thành con cờ trong tay các thế lực chống phá.
Với âm mưu “khai thác các tiến bộ khoa học công nghệ để
phá vỡ sự bưng bít thông tin của cộng sản”, thông qua các trang mạng giải
trí có lượng người dùng lớn như Youtube, Google... hay các mạng xã hội như
facebook, Tiktok, Twiter, Zalo,... các trang blog trực tuyến hoặc các website
có máy chủ ở nước ngoài... Thế lực thù địch đã lập ra hàng nghìn trang web,
forum chat text, xây dựng nhiều video, thậm chí dựng phim ngắn hoặc dài tập... để phục vụ hoạt động tuyên truyền, phá hoại
tư tưởng của nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một số trang điện tử của các
tổ chức, cá nhân thù địch có lượng người truy cập, đăng tải bài viết, bình luận
hoặc chia sẻ lên tới hàng trăm nghìn lượt như của tổ chức “Việt Tân”, Trương
Châu Hữu Danh, blog Thanh Hiếu Người
buôn gió, danlambao.blogspot.com... đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của thế
hệ trẻ.
Đồng thời, các đối tượng
thù địch cũng tìm cách tạo ảnh hưởng, cổ vũ, kích động một số KOL (Key Opinion
Leader – người dẫn dắt thông tin) trong nước có sự nổi tiếng, ảnh hưởng trên mạng
xã hội để phục vụ mục đích thâm độc của mình, như ĐNQ, NS, CHTV, N10TV... đây đều
là những tài khoảng có hàng trăm nghìn fan cùng với hàng nghìn lượt theo dõi và
tương tác mỗi ngày. Ngoài ra, chúng còn
chú ý sử dụng các chương trình phát thanh, truyền hình trên nền tảng dịch
vụ Internet tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, hiện nay có hơn 400 tờ báo, tạp chí, gần 80 nhà xuất bản, 45 chương trình
phát thanh, 05 chương trình truyền hình... đã và đang tiến hành tuyên truyền chống
Việt Nam. Số đối tượng chống đối trong nước triệt để dụng các con đường khác
nhau để tán phát các tài liệu dưới dạng bài viết lý luận chính trị, hồi kí, tác
phẩm văn học nghệ thuật có nội dung sai trái, thù địch. Trong những năm gần
đây, các phần tử cốt cán gia tăng phát triển lực lượng hòng “trẻ hóa” nhân sự để
thay thế đội ngũ già yếu hoặc đã chết, một số đối tượng nổi bật như Nguyễn Văn
Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định (đều là luật sư), Phạm Hồng Sơn (bác sĩ),
Nguyễn Phương Anh (kỹ sư), Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tiến Trung (sinh năm 1983 –
thạc sĩ tin học) được thay thế bằng các đối tượng Trần Hoàng Phúc, Trịnh Bá Tư,
Trịnh Bá Khiêm, Võ Minh Trí, Trần Vũ Anh Bình, Ðinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương
Uyên... đây đều là những đối tượng trẻ tuổi nhưng sớm bị các thế lực thù địch
móc nối, lôi kéo nhằm “tạo dựng ngọn cờ”
để làm thủ lĩnh các phong trào chống đối trong nước.
Thực tế hiện nay cho
thấy, số lượng người truy cập vào báo mạng, nhất là học sinh, sinh viên đang có
xu thế tăng nhanh đột biến so với những năm trước đây, trong số những người thường
xuyên truy cập mạng Internet đa số là học sinh, sinh viên, đây là một thực tiễn
cần đặc biệt chú ý trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó có vấn đề “tư
tưởng chính trị”. Có thể thấy, trước mỗi sự kiện trọng đại của đất nước, các điểm
nóng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm thì các quan điểm sai trái, thù địch
thường được các thế lực thù địch bên ngoài cùng với bọn chống đối bên trong in ấn,
nhân bản, phát tán với số lượng lớn trên các trang mạng xã hội đã và đang gây
phân tâm, lo lắng trong một bộ phận lớn thế hệ trẻ. Đáng chú ý, trong khi tuyệt
đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân ta vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đát nước thì có một số người do bị
tác động, ảnh hưởng hoặc vô tình hoặc cố ý bị các thông tin xấu độc này chi phối,
từ đó xuất hiện sự dao động, hoài nghi, thậm chí có hiện tượng phai nhạt lý tưởng
cách mạng, đi đến phủ nhận quan điểm lãnh đạo của Đảng và thành quả cách mạng,
tuyên bố “xám hối”, “ly khai” với học thuyết Mác – Lênin và con đường đi lên
CNXH do Đảng ta lãnh đạo dưới sự lựa chọn sáng suốt của nhân dân Việt Nam, thậm
chí còn cổ vũ, tâng bốc các học thuyết, trào lưu, trường phái học thuật, văn
nghệ tư sản, đề cao cái tôi các nhân và lối sống ích kỷ...
Bên cạnh đó, một bộ phận
thanh niên có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, mắc phải bệnh “nhạt Đảng, khô Đoàn,
chán chính trị”, lại đề cao quan điểm “dân chủ tư sản”, sống thực dụng, tha hóa
về nhân cách... nên đã sớm bị các thế lực thù địch lôi kéo, tham gia vào hàng
ngũ của địch để biên tập, viết bài, xây dựng phóng sự nói xấu chế độ nhằm xin học
bổng, hoặc tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn...
âm mưu của địch rất thâm độc
Trả lờiXóa