Ngay từ khi bước vào
thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhận thức và nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm soát
quyền lực bằng việc đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc này.
Tại Ðại hội XI, lần đầu tiên khái niệm kiểm
soát quyền lực chính thức được ghi vào văn kiện Đại hội, nêu rõ "quyền lực
Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp".
Đến Ðại hội XIII, kiểm soát quyền lực tiếp tục
là nội dung được nhấn mạnh trong văn kiện của Đảng, trong đó chỉ rõ một trong
những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là phải "tăng
cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với
siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công
chức, viên chức".
"Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác
cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền" khi đó
cũng được coi là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng, chỉnh đốn
Ðảng trong sạch, vững mạnh.
Dù vậy, trên thực tế, đã có không ít cán bộ có
chức có quyền lợi dụng những sơ hở trong công tác kiểm soát quyền lực để lạm
quyền, lộng quyền, cấu kết để trục lợi, tham nhũng.
Với mục tiêu khắc phục những tiêu cực đó, chủ
trương tăng cường kiểm soát quyền lực tiếp tục được quán triệt, nhấn mạnh tại
Đại hội XIII của Đảng. Đảng quyết liệt chỉ đạo việc kiểm soát quyền lực phải
được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, đơn
vị, "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", khắc phục
triệt để tình trạng lạm quyền, lộng quyền, vi phạm quyền và lợi ích của nhân
dân. Ðảng chỉ rõ kiểm soát quyền lực là trách nhiệm không chỉ của Ðảng mà của
cả hệ thống chính trị và của toàn dân.
Song Ðảng cũng thẳng thắn chỉ ra cái khó trong
công tác này bởi nó liên quan trực tiếp đến những người nắm quyền lực, những
người "có chức có quyền" trong xã hội. Kiểm soát quyền lực vì thế
được xem là công việc hệ trọng, cấp bách hiện nay.
Kết luận phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực hồi tháng 1, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trong năm 2023, các cơ quan chức năng cần
phối hợp xây dựng được nhiều cơ chế, thể chế, chính sách để kiểm soát quyền
lực, cán bộ không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng.
"Cần có sự phối hợp rất nhịp nhàng
"trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", phải giáo dục và có cách
làm đặc biệt để cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng cao, càng phải gương mẫu
giữ mình trong sạch", theo lời Tổng Bí thư.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng, tiêu cực mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đề nghị tiếp tục
xây dựng, hoàn thiện thể chế của Đảng và Nhà nước, bảo đảm đồng bộ, khả thi,
công khai, minh bạch. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng,
tiêu cực; cơ chế xử lý những phản ánh, tố giác về tham nhũng, tiêu cực.
Năm 1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
ngày 2/9, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó, đến ngày
23/11, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64 thành lập Ban Thanh tra đặc
biệt, bản chất là để giám sát bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, giám sát
quyền lực. Nghĩa là ngay từ thời điểm đó, chúng ta đã quan điểm rất rõ ràng và
thể hiện nhận thức sâu sắc về vấn đề kiểm soát quyền lực.
Từ thời điểm đó đến nay, cơ chế giám sát, kiểm
soát quyền lực ngày càng được hoàn thiện. Song trên thực tế, liên tiếp các vụ
đại án như Việt Á, chuyến bay giải cứu… xảy ra trong những năm gần đây cho thấy
hiệu quả của việc giám sát, kiểm soát quyền lực chưa được như mong đợi.
Điểm chung của những đại án này là liên quan
rất nhiều cán bộ từ địa phương đến Trung ương, thậm chí cả những cán bộ cấp cao
là Ủy viên Trung ương, bộ trưởng, lãnh đạo địa phương. Bên cạnh đó, số tài sản,
tiền bạc thất thoát trong những vụ án này rất lớn. Và quan trọng hơn là tính
sai phạm có chủ đích, có hệ thống, có sự bắt tay giữa nhiều đơn vị, tổ chức và
cá nhân với mục đích nhằm trục lợi.
Từ thực tế này, nhìn nhận có những lỗ hổng cần
tiếp tục hoàn thiện để kiểm soát quyền lực tốt hơn, hạn chế những hành vi sinh
ra tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cơ quan
Đảng đang cố gắng cụ thể hóa những nguyên tắc chung trong kiểm soát quyền lực
thành từng chính sách, cơ chế trong từng lĩnh vực quản lý cụ thể, để cơ chế này
vừa làm trên diện rộng, vừa được thực hiện một cách có trọng tâm, trọng điểm.
Để cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả, cần
rà soát, xem lại các cơ quan hiện nay được giao chức năng này đã có đủ quyền
hạn, đủ sức mạnh để thực hiện hay chưa.
Ngoài ra, sự giám sát của người dân, theo ông
Minh, cũng là cơ chế kiểm soát quyền lực vô cùng quan trọng để có thể phản ánh
những việc làm trong quá trình thực thi công vụ, sử dụng quyền lực của cán bộ.
Muốn vậy, một mặt Nhà nước phải tạo ra cơ chế, công khai minh bạch, đặt hoạt
động công quyền và việc sử dụng quyền lực dưới ánh sáng, trước hàng vạn lỗ tai
con mắt của người dân.
Nhưng mặt khác, bản thân người dân và xã hội
cũng cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực đấu tranh, kiểm soát của
mình, bởi muốn thực hiện quyền của mình cũng phải có kiến thức, nắm chắc thông
tin và luật pháp.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa