Ngày 06/5/1945, tại vùng núi đá Lam Sơn
(xã Hồng Việt, huyện Hòa An, Cao Bằng), Bác làm việc với một số cán bộ Trung
ương như Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Văn Cáp, Đặng Việt Châu
cùng cán bộ của Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng bàn về một số công việc chuẩn bị
khởi nghĩa.
Ngày 06/5/1950, Bác đến thăm Hội nghị
toàn quốc lần thứ I về công tác huấn luyện và học tập. Bằng kinh nghiệm của một
nhà tổ chức tuyên truyền cách mạng lão luyện bài nói của Bác đề cập tới nhiều
vấn đề cơ bản. Về người cán bộ huấn luyện, Bác yêu cầu: “Không phải ai cũng
huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải
thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về
mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Người huấn luyện phải học thêm mới
thì mới làm được công việc huấn luyện của mình. Lê-nin khuyên chúng ta: “Học,
học nữa, học mãi”. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người
huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. Người huấn luyện nào tự cho là
mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất. Khẩu hiệu: "Học không biết
chán, dạy không biết mỏi" treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử… “Chỉ
có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý
báu của các đời trước để lại”. Lê-nin dạy chúng ta như vậy”.
Bác cũng nhắc nhở vai trò của báo chí:
“Báo chí cũng phải hợp lý hóa. Đừng bày biện ra nhiều thứ. Làm ít nhưng làm cho
hẳn hoi. Không hợp lý hóa lại như thế thì rốt cuộc báo viết ra không ai muốn
đọc mà tốn kém một trăm thứ. Đoàn thể thì cứ co cổ lại chịu tiền để mấy chú làm
báo ngồi vẽ voi, vẽ ngựa mà không ai đọc”.
Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
Sắc lệnh thành lập và quy định nhiệm vụ tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Lương Bằng làm Tổng Giám đốc.
Ngày 06/5/1961, phát biểu tại Hội nghị
Trung ương 4 Khóa III, Bác nghiêm khắc vạch ra những khuyết điểm (được ghi
trong biên bản): Chúng ta chậm không phải vì chúng ta không nhận thấy khuyết
điểm, mà là do chúng ta không chịu sửa. Ở một số bộ... Chính phủ đã nhắc kiểm
tra, nhưng không làm; có làm thì lề mề, nói nhiều hơn làm. Tác phong lề mề trở
thành phổ biến: Học tập lề mề, khai hội lề mề, sản xuất lề mề. Chúng ta phải
chuyển, chuyển thực sự, phải nắm điểm chính mà chuyển. Các nơi, các ngành cần
phải rút kinh nghiệm. Trước hết là phải có quyết tâm.
Ngày 06/5/1962, trong diễn văn bế mạc
Đại hội Liên hoan Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ III, Bác cho
rằng: “Trong Đại hội này, chưa nêu rõ vai trò quan trọng của những người cán bộ
làm báo và cán bộ nghệ thuật... Các báo chí phải khuyến khích những người tốt,
việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: Lười biếng, tham ô, lãng
phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết... Miêu tả cho hay, cho chân thật
và cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng
các nghệ thuật khác, v.v.. Đó cũng là một trách nhiệm của các cán bộ văn nghệ
...”.
đã làm thì phải đến nơi đến chốn
Trả lờiXóa