Ông Sáu Sang, tên thật là Nguyễn Sang, sinh năm 1931, “Dũng sĩ d.iệt M.ỹ” của quê hương Đông Lâm, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông nổi tiếng khắp vùng về sự dũng cảm, kiên cường và những mẹo đ.ánh g.iặc đặc sắc.
Ông Sang vào đội du kích Đông Lâm khi một mắt đã bị hỏng. Vậy mà, với khẩu súng trường có ống ngắm, ông cứ “mỗi viên đ.ạn kết liễu một tên địch”. Ông nghĩ ra cách đánh mìn rất linh hoạt, có thể tiêu diệt được tất cả các loại xe quân sự Mỹ, từ GMC cho tới xe tăng, xe bọc thép. Ông gài m.ìn rất đơn giản, nhưng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật c.hiến tranh du kích, phù hợp với từng tình huống. Đối với những xe địch chở lính đi càn, chở hàng quân sự, ông đánh m.ìn khi chúng hành quân theo chiều đi. Với xe đ.ịch đi tập luyện, “diễu võ giương oai” thì ông đợi khi chúng quay trở về mới đ.ánh. Cách đ.ánh trong trường hợp này như sau: Khi xe địch đã đi khuất, ông đặt m.ìn ngay dưới vết bánh xe rồi tái tạo bề mặt như nguyên dạng, đủ để b.ọn g.iặc khi quay về không thể nhận ra dấu vết khác thường. Vì vậy, làm cho các xe của đ.ịch sắp vào bẫy mà lái xe của đ.ịch vẫn không phát hiện ra và dễ dàng bị t.iêu d.iệt.
Một lần, đ.ịch hành quân vào làng Lam Phụng thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc. Nơi này toàn đường đất. Ông Sang bí mật quan sát cách đi của các xe tăng, xe bọc thép… rồi quyết định chọn vũng nước trên đường làm nơi đặt m.ìn. Sau khi múc hết nước trong vũng đổ đi nơi khác, ông lấy giẻ lau khô đáy vũng rồi đặt xuống dưới quả m.ìn đã được bọc kín bằng nhiều lớp ni lông, sau đó lại đổ nước vào vũng như cũ. Quá trình thao tác ông không để lại dấu vết lạ, khiến lái xe của đ.ịch không thể phát hiện ra và dễ dàng bị t.iêu d.iệt. Ông Sang thường đ.ánh m.ìn kiểu liên hoàn, khi đã xác định xong vị trí đ.ánh, ông đặt ở mỗi đầu đoạn đường 2 quả m.ìn. Ở giữa đường ông đặt 3 quả, bố trí theo hình tam giác. Với cách đ.ánh này, xe đã lọt vào đoạn đường đó thì không thể tránh được.
Để báo cáo với cấp trên chính xác số lượng quân đ.ịch bị tiêu diệt trong mỗi trận đánh, ông Sang thường đào hầm bí mật rồi xuống đó ẩn mình. Khi đánh m.ìn xong, ông ở lại chờ đến khi máy bay Mỹ tới thu dọn chiến trường, ông sẽ đếm từng tên đ.ịch bị c.hết, bị thương qua cửa lên máy bay.
Đáng tiếc, ông hy sinh năm 1970 do bị địch phục kích./.
St
tự hào lắm Việt Nam ơi
Trả lờiXóa