Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

CÂU CHUYỆN VỀ ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM VÀ ÂM MƯU XẢO TRÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HÒNG XUYÊN TẠC LỊCH SỬ HÀO HÙNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM!

     Lịch sử gắn liền với truyền thống, với niềm tin và lòng tự hào dân tộc. Những biểu tượng trong lịch sử đã tạo nên sức mạnh to lớn của mỗi dân tộc. Chiến tranh đã trở thành quá khứ, song "ngọn đuốc sống" Lê Văn Tám vẫn mãi trường tồn với thời gian, với non sông đất nước và trong tim những người con đất Việt. Đất nước hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc không bao giờ quên tấm gương lẫm liệt, bất khuất tuy tuổi trẻ nhưng ý trí tinh thần yêu nước ngút trời Lê Văn Tám. Ấy vậy mà trên mạng xã hội lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí các thế lực thù địch lại lạc lõng cố tình bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử, hạ bệ thần tượng anh hùng dân tộc.
Họ cho rằng chiến công phá hủy kho của Pháp là có thật nhưng không rõ tên của người chiến sĩ đốt kho. Lê Văn Tám là cái tên đặt ra để tuyên truyền. Tuy nhiên, quan điểm này nhanh chóng bị phản bác với những chứng cứ, nhân chứng xác thực. Cụ thể, Báo Độc Lập, số ra ngày 20-10-1945 đăng tin có nội dung: "Ngày 16, quân ta đốt cháy 2 kho hàng của Pháp thiệt hại tới mấy triệu đồng. Lửa to quá, giặc Pháp không thể cứu được". Báo Cứu Quốc số 71, ra ngày 19-10-1945 đăng bài "Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt" trên trang nhất. Báo La République (Cộng hòa) xuất bản bằng tiếng Pháp ở Hà Nội, số 2, ra ngày 21-10-1945, đăng bài "Sự anh hùng của một chiến sĩ Việt Nam". Bài báo có đoạn viết: "Một người lính Việt Nam đã tẩm dầu vào thân mình và đã thành công trong việc đốt cháy kho Simon Piétri. Đám cháy kéo dài 2 ngày 2 đêm". Trong hồi ký “Đứng lên đáp lời sông núi-tập II” (1995) của Trần Thắng Minh (nguyên Ủy viên Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) cho biết Lê Văn Tám là bạn trong Đội Thiếu niên ở Đa Kao với ông. Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định trong đoạn hồi ký ở bộ sách “Đứng lên đáp lời sông núi”: “Người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê Văn Tám lập chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946, tại Ngã ba Cây Thị”. Sự kiện trận đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với "cây đuốc sống Lê Văn Tám" còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách Mùa Thu rồi ngày hăm ba của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: "Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn". 
Những bài viết xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ nhân vật lịch sử là một thủ đoạn gian manh, xảo trá của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị hòng hạ bệ thần tượng anh hùng LLVT nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chúng ta cần phải đấu tranh trực diện để vạch trần những âm mưu, thủ đoạn đó./.
Yêu nước ST.

1 nhận xét:

  1. Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.

    Trả lờiXóa