“Cá nhân chủ nghĩa đẻ ra hàng trăm tính xấu như siêng ăn, biếng làm, kèn cựa, nghĩ đến mình không nghĩ đến đồng bào, tham danh lợi, địa vị.v.v...”!
Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí minh tại buổi nói chuyện với giáo viên và học sinh Trường Phổ thông cấp III Chu Văn An - Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 1958.
Chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh ví như “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng” và nó như một thứ vi trùng độc hại, là rác rưởi làm tha hóa các mối quan hệ vốn có của mỗi cán bộ, đảng viên. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng. Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà cán bộ, đảng viên phạm nhiều sai lầm, cần phải kiên quyết đấu tranh, sửa chữa, quét sạch.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ ra tội ác của chủ nghĩa cá nhân; đó là: Sống ích kỷ, sống thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân. Từ sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy, muốn quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để nâng cao và thấm nhuần đạo đức cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận; nâng cao dân trí, thực hiện và phát huy quyền dân chủ thực sự và rộng rãi, tăng cường mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đề cao tự phê bình và phê bình và tích cực xây dựng cái đúng, cái tốt, cái đẹp, để dẹp cái xấu, lấy xây là chính... Quan niệm và những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn, nhằm phòng tránh, đấu tranh hiệu quả chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng có giá trị lâu dài và tính thời sự cấp thiết.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; đặt ra yêu cầu cao về tính tập thể, về mối quan hệ gắn bó đồng chí, đồng đội, quan hệ quân - dân... đã trở thành lời thề danh dự của người quân nhân, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của Quân đội ta, được nhân dân yêu mến, tin tưởng tặng cho danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Môi trường ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét